Home Tin tức Nội thất Tin Việt Nam Xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm

Xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm

thị trường xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tăng trưởng

Theo số liệu thống kê sơ bộ, trong tháng 02/2022, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp đạt 65 triệu USD, tăng 26,7% so với tháng 02/2021. Tính chung, 2 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp đạt 185 triệu USD, tăng 46,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 01/2022 tủ bếp là mặt hàng xuất khẩu chính trong cơ cấu mặt hàng nhà bếp, chiếm 77,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 92,3 triệu USD, tăng 23,9% so với tháng 12/2021, tăng 68,9% so với tháng 01/2021.

Mặt hàng đồ gia dụng nhà bếp là mặt hàng lớn thứ 2 trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất nhà bếp xuất khẩu trong tháng 01/2022, đạt 13,6 triệu USD, tăng 23,9% so với tháng 12/2021, tăng 63,9% so với tháng 01/2021.

Trong tháng 01/2022, trị giá xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp nhiều nhất tới thị trường Mỹ đạt 439,6 triệu USD, tăng 28,4% so với tháng 12/2021, tăng 69% so với tháng 01/2021, chiếm 81,3% tổng trị giá xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp. Xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tới thị trường Mỹ tăng mạnh, góp phần thúc đẩy trị giá xuất khẩu mặt hàng đồ nội thất tăng trưởng tốt trong tháng 01/2022.

Trong những tháng tới, triển vọng xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tới Mỹ rất khả quan, bởi nền kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục xu hướng hồi phục tích cực sau đại dịch, nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh và các ảnh hưởng của dịch bệnh cũng đang giảm dần.

Mặt khác, triển vọng xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp rất khả quan, bởi nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất nhà bếp trên thị trường thế giới lớn, với trị giá nhập khẩu bình quân đạt 6,2 tỷ USD/năm, trong giai đoạn 2016 – 2020 (theo sô liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC)).

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam mới chỉ chiếm 4,8% tổng trị giá xuất khẩu trên toàn cầu. Như vậy, vẫn còn rất nhiều dư địa để các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp của Việt Nam khai thác trong thời gian tới.

thị trường xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tăng trưởng
Tăng trưởng đáng kể trong xuất khẩu nội thất nhà bếp

Tình hình chung thế giới tác động đến xuất khẩu của Việt Nam

Nhu cầu tiêu thụ của thế giới tăng

Theo trung tâm nghiên cứu công nghiệp Italia (CSIL), trong giai đoạn năm 2012-2024, tiêu thụ đồ nội thất nhà bếp trên thế giới dự kiến sẽ tăng từ 22 lên khoảng 30 triệu chiếc. Sự tăng trưởng của thương mại đồ nội thất nhà bếp trên thế giới dự kiến sẽ nhanh hơn mức tiêu thụ đồ nội thất nhà bếp nói chung trên toàn thế giới.

Tiêu thụ đồ nội thất nhà bếp trên thế giới (được tính theo giá sản xuất, không bao gồm giá bán) đạt 55 tỷ USD trong năm 2020. Ước tính sơ bộ của CSIL cho năm 2021 cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ, tăng 5,9%. Khoảng 2,4 triệu đơn vị bếp đã được xuất khẩu trong năm 2020. Trong đó, Đức là thị trường xuất khẩu lớn đồ nội thất nhà bếp lớn nhất thế giới, tiếp theo là Italia, Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam và Canada.

Trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất nhà bếp xuất khẩu trong 10 tháng năm 2021, tủ bếp là mặt hàng xuất khẩu chính, chiếm 75,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 562,55 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2020. Mặt hàng tủ bếp xuất khẩu nhiều nhất tới thị trường Mỹ trong 10 tháng năm 2021, đạt 503,9 triệu USD, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tới thị trường EU và Canada có tốc độ tăng trưởng cao trong 10 tháng năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tới thị trường EU đạt 16,9 triệu USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm 2020; Xuất khẩu tới thị trường Canada đạt 6,3 triệu USD, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tới các thị trường giảm như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia…

nhu cầu chung của thế giới về nội thất nhà bếp tăng mạnh
Nhu cầu của thế giới về đồ nội thất nhà bếp tăng mạnh giai đoạn 2021 – 2024

Tình hình chính trị – xã hội

Việc 120 tổ chức môi trường trên thế giới kêu gọi chính phủ các quốc gia cấm nhập khẩu gỗ từ Nga, khiến nguồn cung gỗ nguyên liệu toàn cầu sẽ bị tác động nghiêm trọng. Trong đó, Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn, nhưng lại phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, để sản xuất và chế biến sản phẩm gỗ trong đó có mặt hàng đồ nội thất nhà bếp. Các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam sẽ phải cạnh trạnh mạnh với các doanh nghiệp các nước khác về nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu gia tăng, làm giảm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu, chế biến gỗ nói chung và sản phẩm đồ nội thất nhà bếp nói riêng cần chủ động sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, nhằm giảm thiểu bớt các rủi ro trong nguồn cung gỗ nhập khẩu. Do sức ép từ các tổ chức môi trường, nếu các doanh nghiệp tiếp tục sử dụng gỗ nhập khẩu từ Nga sẽ gây rủi ro cho doanh nghiệp và sản phẩm gỗ sẽ bị tẩy chay.

Nguồn: Gỗ Việt

=> Xem thêm: Cơ hội giúp ngành gỗ Việt Nam tự chủ nguồn cung nguyên liệu trong nước

Việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cũng thúc đẩy nhanh hoạt động sản xuất và xuất khẩu nhiều mặt hàng, trong đó có mặt hàng đồ nội thất nhà bếp. Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu cần tận dụng cơ hội của thị trường trong các tháng cuối năm để bù đắp mức giảm về xuất khẩu trong khoảng thời gian chịu ảnh hưởng của đại dịch.

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã và đang được hưởng nhiều thuận lợi, ưu đãi từ các FTA. Đây là nền tảng vững chắc để các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng đồ nội thất nhà bếp đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

Xem thêm chủ đề liên quan

Trả lời

Check Also

Top 25+ mẫu tủ giày gỗ MDF màu trắng nổi bật không lo lỗi mốt

Với những khách hàng có gu thẩm mỹ cá tính thì những mẫu tủ giày gỗ MDF màu trắng luôn là …