Home Tin tức Nội thất Tin Việt Nam Kim ngạch Xuất Nhập khẩu của Việt Nam 2022 và các năm gần đây

Kim ngạch Xuất Nhập khẩu của Việt Nam 2022 và các năm gần đây

Bạn đang cần tìm số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2022 và các năm gần đây? Bạn muốn biết tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2021, 2020, 2019, 2018, 2017, 2016…và các năm trước nữa như 2010, 2009? Bạn muốn biết Top 10 mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất và 10 mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất năm vừa qua?… Tất cả những thứ bạn cần sẽ có trong bài viết này, với số liệu chính xác và tin cậy.


Chi tiết kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2022

Theo số liệu chính thức từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung cả năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước. Trong đó xuất khẩu đạt 371,85 tỷ USD tăng 10,6%; nhập khẩu đạt 360,65 tỷ USD tăng 8,4%. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,2 tỷ USD. Thành tích này giúp Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới.

Năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch ước đạt 109,39 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch ước đạt 119,3 tỷ USD.

Chi tiết về kim ngạch xuất khẩu 2022

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,09 tỷ USD, chiếm 25,6%, tăng 6,5% so với 2021; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 276,76 tỷ USD, chiếm 74,4%, tăng 12,1%. Có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong đó có 08 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2022

  • Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,4%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với năm trước
  • Nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89%, giảm 0,1 điểm phần trăm
  • Nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,7%, giảm 0,5 điểm phần trăm
  • Nhóm hàng thủy sản chiếm 2,9%, tăng 0,3 điểm phần trăm.

Chi tiết về kim ngạch nhập khẩu 2022

Theo số liệu từ Tổng Cục Thống Kê năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 125,79 tỷ USD, chiếm 34,88%, tăng 10% so với năm 2021; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 234,86 tỷ USD, chiếm 65,12%, tăng 7,5% so với năm trước. Có 46 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu (trong đó, có 06 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 52,1%).

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu năm 2022

  • Nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,5%, tỷ trọng bằng năm trước. Trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 44,7%, giảm 1,8 điểm phần trăm.
  • Nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48,8%, tăng 1,8 điểm phần trăm.
  • Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,5%, tỷ trọng bằng năm trước.

Thị trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam 2022

Xét theo châu lục, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Á ước đạt 475,29 tỷ USD, tăng 9,6% so với 2021, chiếm tỷ trọng cao nhất (65,1%). Thứ hai là châu Mỹ, với 153,73 tỷ USD, tăng 10,5% (trong đó chủ yếu là Hoa Kỳ với tổng kim ngạch 2 chiều ước đạt 123,86 tỷ USD). Tiếp đến là các thị trường châu Âu: 75,45 tỷ USD, tăng 2,8%; châu Đại Dương: 17,62 tỷ USD, tăng 24,3% và châu Phi: 8,1 tỷ USD, giảm 3,9% so với năm 2021.

Cụ thể một số thị trường chính:

  • Mỹ (Hoa Kỳ) tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2022, với giá trị xuất khẩu đạt 109,39 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 29,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 13,6% so với năm 2021. Ở chiều ngược lại, chúng ta nhập khẩu từ Hoa Kỳ 14,47 tỷ USD năm 2022. Tổng trao đổi thương mại hai chiều ước đạt 123,86 tỷ USD. Cán cân thương mại Việt-Mỹ thặng dư đạt khoảng 94,92 tỷ USD.
  • Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam năm 2022. Với giá trị xuất khẩu ước đạt 57,70 tỷ USD, chiểm 15,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 3,3% so với 2021. Ở chiều ngược lại, chúng ta nhập khẩu từ Trung Quốc 117,95 tỷ USD năm 2022. Tổng trao đổi thương mại hai chiều ước đạt 175,65 tỷ USD – lớn nhất. Cán cân thương mại Việt-Trung do đó thâm hụt khoảng 60,25 tỷ USD.
  • Thị trường EU (27 nước) là thị trường xuất khẩu lớn tiếp theo của Việt Nam năm 2022. Với giá trị xuất khẩu ước đạt 46,07 tỷ USD, chiếm 12,4% tổng xuất khẩu, tăng 15% so với 2021. Ở chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu từ các nước EU ước đạt 15,26 tỷ USD, chiếm 4,3%, giảm 9,5% so với 2021. Tổng trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam – EU ước đạt 61,33 tỷ USD, xuất siêu 30,81 tỷ USD với cán cân thương mại thặng dư nghiêng về phía Việt Nam.
  • Các nước ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam năm 2022. Với kim ngạch xuất khẩu vào các nước ASEAN ước đạt 33,86 tỷ USD, chiếm 9,1% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 17,7% so với 2021. Ở chiều ngược lại, tổng giá trị nhập khẩu từ các nước ASEAN năm 2022 ước đạt 47,28 tỷ USF, chiếm 13,2% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 14,9% so với 2021. Cán cân thương mại hai chiều Việt Nam – ASEAN ước đạt 81,14 tỷ USF, chúng ta nhập siêu 13,42 tỷ USD.
  • Hàn Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam năm 2022, với giá trị xuất khẩu đạt 24,29 tỷ USD, chiểm 6,5% tổng xuất khẩu, tăng 10,7% so với 2021. Ở chiều ngược lại, chúng ta nhập khẩu từ Hàn Quốc 62,09 tỷ USD, chiếm 17,3% tổng giá trị nhập khẩu, tăng 10,5% so với năm trước. Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Hàn Quốc năm 2022 ước đạt 86,38 tỷ USD. Với cán cân thương mại hai chiều thâm hụt (nhập siêu) khoảng 37,8 tỷ USD.
  • Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Năm 2022 chúng ta xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 24,23 tỷ USD, tăng 20,4 so với năm trước, chiếm 6,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ở chiều ngược lại, năm 2022 chúng ta nhập khẩu từ Nhật Bản khoảng 23,27%, tăng 2,6% so với năm trước, chiếm 6,5% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước ước đạt 47,5 tỷ USD. Như vậy cán cân thương mại 2 chiều Việt Nam – Nhật Bản năm 2022 thặng dư (xuất siêu) khoảng 0,86 tỷ USD, nhìn chung khá cân bằng.

THỊ TRƯỜNG XUẤT – NHẬP KHẨU CHÍNH CỦA VIỆT NAM NĂM 2022

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Các mặt hàng Xuất Khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2022

Tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam năm 2022 đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước. Có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt trong đó có 08 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về 8 mặt hàng này.

– Điện thoại các loại và linh kiện:

Năm 2022, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 57,99 tỷ USD, tăng 0,8% so với năm 2021. Trong đó đứng đầu là thị trường Trung Quốc đạt 16,26 tỷ USD, tăng 7,1%; thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá 11,88 tỷ USD, tăng 22,5%; các nước EU đạt 6,7 tỷ USD, giảm 15,1%; Hàn Quốc đạt 5,05 tỷ USD, tăng 5,3%…

– Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện

Giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong năm 2022 đạt 55,54 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 15,94 tỷ USD, tăng 25% so với năm trước; sang Trung Quốc đạt 11,88 tỷ USD, tăng 7,3%; sang các nước EU đạt 6,87 tỷ USD, tăng 4,7%; sang Hồng Kông đạt 5,88 tỷ USD, giảm 6,7%; sang Hàn Quốc đạt 3,38 tỷ USD, giảm 3,1%…so với năm 2021.

– Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác

Năm 2022, giá trị xuất khẩu của nhóm hàng Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác đạt 45,75 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm trước. Trong đó, đứng đầu là xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 20,18 tỷ USD, tăng 13,3%; các nước EU đạt 5,76 tỷ USD, tăng 32,2%; sang thị trường Trung Quốc đạt 3,68 tỷ USD, tăng 28,3%; sang Nhật Bản đạt 2,76 tỷ USD, tăng 7,6%; sang Hàn Quốc đạt 2,73 tỷ USD, tăng 7%… so với năm trước.

– Hàng dệt may

Trị giá xuất khẩu hàng dệt may năm 2022 ước đạt 37,57 tỷ USD, tăng 14,7% so với năm trước. Trong đó xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đứng đầu, đạt 17,36 tỷ USD, tăng 7,9%; sang thị trường các nước EU đạt 4,46 tỷ USD, tăng 34,7%; sang Nhật Bản đạt 4,07 tỷ USD, tăng 25,8%; sang Hàn Quốc đạt 3,31 tỷ USD, tăng 12,1%…so với năm 2021.

– Giày dép các loại

Trong năm 2022, xuất khẩu giày dép các loại ước đạt 23,9 tỷ USD, tăng tới 34,6% (6,15 tỷ USD) so với năm trước. Các thị trường xuất khẩu chủ lực của hàng giày dép của Việt Nam trong năm 2022 như: Hoa Kỳ đạt 9,62 tỷ USD, tăng 29,6%; thị trường các nước EU đạt 5,91 tỷ USD, tăng 45,3%; thị trường Trung Quốc đạt 1,71 tỷ USD, tăng 7,3%… so với năm trước.

– Gỗ và sản phẩm gỗ

Trị giá xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2022 ước đạt 16,01 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm trước. Trong đó thị trường chủ lực là Hoa Kỳ đạt 8,66 tỷ USD, giảm 1,3%; tiếp đó là thị trường Trung Quốc đạt 2,15 tỷ USD, tăng 43,8%, thị trường Nhật Bản đạt 1,89 tỷ USD, tăng 31,4%… so với năm 2021.

– Phụ tùng linh kiện ô tô và phương tiện vận tải

Theo Tổng cục Hải Quan, năm 2022 giá trị xuất khẩu của nhóm mặt hàng Phụ tùng linh kiện ô tô và phương tiện vận tải ước đạt 11,99 tỷ USD. Qua đó chính thức lọt vào Top những mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD của Việt Nam. Trong nhóm mặt hàng này thì mặt hàng dây cáp điện ô tô vẫn là nhóm linh kiện xuất khẩu chủ lực. Năm 2022 cũng ghi nhận sự kiện ấn tượng là 999 chiếc xe ô tô điện VF8 của Vinfast lần đầu xuất cảng đi Mỹ. Hy vọng đây sẽ là nhóm ngành có giá trị xuất khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tương lai.

– Hàng thủy sản

Năm 2022, nhóm mặt hàng thủy sản của Việt Nam có giá trị xuất khẩu ước đạt 10,92 tỷ USD, tăng 23% so với năm trước. Trong đó, đứng đầu là thị trường Hoa Kỳ với giá trị xuất khẩu đạt 2,13 tỷ USD, tăng 4%; thị trường Nhật Bản đạt 1,71 tỷ USD, tăng 29%; thị trường Trung Quốc đạt 1,57 tỷ USD, tăng 61%, các nước EU đạt 1,3 tỷ USD, tăng 21%,…so với năm trước.

– Sắt thép các loại

Trong năm 2022 mặt hàng Sắt thép các loại có giá trị xuất khẩu ước đạt 7,99 tỷ USD, giảm 32,2% so với năm trước. Thị trường chính của mặt hàng Sắt théo là xuất sang các nước ASEAN với 3,55 triệu tấn, giảm 7,1%; thị trường EU với 1,55 triệu tấn, giảm 15%; Hoa Kỳ với 682 nghìn tấn, giảm 35%… so với năm trước.


Các mặt hàng Nhập Khẩu chính của Việt Nam năm 2022

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2022 ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước. Có 46 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD. Trong đó, có 06 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất của Việt Nam trong năm 2022.

– Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Đây là nhóm mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2022. Cụ thể, tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt đạt 81,88 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước. Trong đó các thị trường nhập khẩu chính gồm: Trung Quốc đạt 24,06 tỷ USD, tăng 9,6%; Hàn Quốc đạt 23,2 tỷ USD, tăng 14,3%, Đài Loan đạt 11,07 tỷ USD, tăng 15,1%,… so với năm trước.

– Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

Tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác trong năm 2022 ước đạt 45,19 tỷ USD, giảm 2,4% so với năm trước. Trong đó, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá là 24,29 tỷ USD, giảm 2,5%; tiếp theo là Hàn Quốc với 6,24 tỷ USD, tăng 2,1%; Nhật Bản với 4,29 tỷ USD, giảm 3,8%,… so với 2021.

– Nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày

Nhóm ngành hàng Nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy) có trị giá nhập khẩu trong năm 2022 đạt 27,96 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2021. Không bất ngờ khi Trung Quốc lại là thị trường nhập khẩu lớn nhất của chúng ta ở nhóm hàng này, với 14,06 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 50%, tăng 3,1% so với năm trước. Tiếp theo là các thị trường như Đài Loan với 2,59 tỷ USD, tăng 4,7%; Hàn Quốc với 2,53 tỷ USD, giảm 1,2%; Hoa Kỳ với 1,78 tỷ USD, tăng 10,2%…so với năm 2021.

– Điện thoại các loại và linh kiện

Trong năm 2022, trị giá nhập khẩu nhóm hàng Điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam đạt 21,13 tỷ USD, giảm 1,6% so với năm 2021. Hàn Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp các mặt hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu đạt 11,49 tỷ USD, tăng 7,1%; Trung Quốc ước đạt 8,06 tỷ USD, giảm 12,7%; Đài Loan với 414 triệu USD, tăng 13,9%,…so với năm 2021.

– Xăng dầu các loại

Trong năm 2022, Việt Nam nhập khẩu Xăng dầu các loại khoảng 8,87 triệu tấn với trị giá đạt 8,97 tỷ USD, tăng mạnh 27,7% về lượng và tăng 118,5% trị giá so với năm 2021. Trong đó, dầu diesel nhập về đạt 4,74 triệu tấn, tăng 1,5% và chiếm 54% lượng xăng dầu các loại nhập khẩu của cả nước. Nhập khẩu xăng về đạt 1,7 triệu tấn, tăng 2,3 lần và chiếm 21%. Nhập khẩu nhiên liệu bay đạt 1,46 triệu tấn, tăng 2,2 lần và chiếm 16% lượng nhập khẩu xăng dầu của cả nước. Thị trường nhập khẩu xăng dầu các loại vào Việt Nam trong năm 2022 chủ yếu từ Hàn Quốc là 3,22 triệu tấn, tăng 96,3%; Singapo là 1,49 triệu tấn, tăng 17,7% trong khi đó nhập khẩu từ Malaixia là 1,42 triệu tấn, giảm 37,7%…so với năm trước.

– Sắt thép các loại

Trong năm 2022, tổng giá trị nhập khẩu sắt thép các loại đạt khoảng 11,68 triệu tấn, giảm 5,6% nhưng trị giá đạt 11,92 tỷ USD, tăng 3% so với năm trước. Lượng giảm nhưng trị giá tăng chủ yếu do đơn giá nhập khẩu sắt thép trong năm qua tăng cao 9,2% so với năm 2021 (tương ứng tăng gần 86 USD/tấn). Việt Nam chủ yếu nhập khẩu sắt thép từ Nhật Bản đạt 1,91 triệu tấn, Hàn Quốc đạt 1,23 triệu tấn, Trung Quốc đạt 5,1 triệu tấn,…

– Nhóm hàng lúa mỳ, ngô, đậu tương và thức ăn gia súc

Trong năm 2022, Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng lúa mỳ, ngô, đậu tương và thức ăn gia súc ước đạt 11,72 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước. Trong đó, chúng ta chủ yếu nhập khẩu lúa mỳ, ngô, đậu tương và thức ăn gia súc các loại… Các thị trường chính nhập khẩu Nhóm hàng lúa mỳ, ngô, đậu tương và thức ăn gia súc gồm: Achentina đạt 3,73 tỷ USD, tăng 6,8%, Brazil đạt 2,4 tỷ USD, tăng 39,6%; Hoa Kỳ đạt 1,31 tỷ USD, giảm 12%,…so với năm 2021.


Số liệu xuất nhập khẩu của từng tháng trong năm 2022

– Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 1/2022

Trong tháng 1/2022 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt khoảng 60,293 tỷ USD. Trong đó giá trị xuất khẩu đạt hơn 30,844 tỷ USD, nhập khẩu đạt hơn 29,449 tỷ USD.

– Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 2/2022

Trong tháng 2/2022 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt khoảng 49,322 tỷ USD. Trong đó giá trị xuất khẩu đạt hơn 23,673 tỷ USD và giá trị nhập khẩu đạt hơn 25,649 tỷ USD.

– Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 3/2022

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 3/2022 đạt 67,131 tỷ USD. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 34,586 tỷ USD và giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt trên 32,545 tỷ USD

* Như vậy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Quý I năm 2022 đạt giá trị 176.744 tỷ USD. Trong đó giá trị xuất khẩu quý I đạt khoảng 89,1 tỷ USD và giá trị nhập khẩu đạt khoảng 87,644 tỷ USD.

– Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 4/2022

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê thì Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 4/2022 của Việt Nam đạt 65,682 tỷ USD. Trong đó giá trị xuất khẩu đạt tỷ khoảng 33,376 USD và giá trị nhập khẩu đạt trên 32,306 tỷ USD

*Tính chung 4 tháng đầu năm tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 242,428 tỷ USD.

– Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 5/2022

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 5 đạt 62,69 tỷ USD. Trong đó giá trị xuất khẩu đạt 30,48 tỷ USD, giá trị nhập khẩu đạt 32,21 tỷ USD.

*Tính chung 5 tháng đầu năm tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 305,1 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.

– Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 6/2022

Theo số liệu từ Tổng cục Thông Kê, trong tháng 6/2022 giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 32,74 tỷ USD, giá trị nhập khẩu đạt 32,43 tỷ USD. Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 6/2022 ước đạt hơn 65,17 tỷ USD

*Tính chung 6 tháng đầu năm 2022 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 370,27 tỷ USD.

– Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 7/2022

Trong tháng 7/2022, Việt Nam giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt gần 31,31 tỷ USD, giá trị nhập khẩu ước đạt 30,97 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng đạt trị giá 62,28 tỷ USD.

– Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2022

Giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong thàng 8/2022 ước đạt 35,26 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu hàng hóa ước đạt 30,85 tỷ USD. Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa thàng 8 của nước ta đạt 66,11 tỷ USD.

– Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 9/2022

Trong tháng 9/2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt 58,22 tỷ USD, giảm so với tháng trước đó. Trong đó, giá trị xuất khẩu trong tháng ước đạt 29,75 tỷ USD, giá trị nhập khẩu ước đạt 28,47 tỷ USD.

– Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2022

Số liệu từ Tổng cục Thông kê cho biết, trong tháng 10/2022 Việt Nam xuất khẩu đạt giá trị hơn 30,59 tỷ USD, giá trị nhập khẩu khoảng 27,77 tỷ USD. Như vậy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta trong tháng 10 ước đạt 58,36 tỷ USD.

– Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11/2022

Trong tháng 11/2022, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 29,25 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, chúng ta nhập khẩu khoảng 28,16 tỷ USD. Như vậy tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 11 ước đạt 57,41 tỷ USD.

– Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 12/2022

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê ngày 29/12, trong tháng 12/2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta ước đạt 58,82 tỷ USD. Trong đó, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 29,66 tỷ USD, giá trị kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 29,16 tỷ USD.

Tổng hợp cả năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước. Trong đó giá trị xuất khẩu đạt 371,85 tỷ USD tăng 10,6%; giá trị nhập khẩu đạt 360,65 tỷ USD tăng 8,4%. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,2 tỷ USD. Thành tích này giúp Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới.

Nguồn: tổng hợp số liệu từ nguồn Tổng Cục Thống Kê và Tổng Cục Hải Quan


Chi tiết Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2021

Theo số liệu chính thức từ Tổng Cục Thống Kê thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2021 đạt 668,54 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020. Đây là con số kỷ lục chưa từng có của nước ta, qua đó chính thức đưa Việt Nam vào danh sách 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước, kim ngạch nhập khẩu đạt 332,23 tỷ USD, tăng 26,5%. Tính chung cả năm 2021 xuất siêu đạt 4,08 tỷ USD (con số này hơi khiêm tốn so với năm 2020 khi chúng ta xuất siêu kỷ lục hơn 20 tỷ USD).

Dưới đây TOPnoithat có biểu đồ thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2009 trở lại đây. Giúp quý bạn đọc có cái nhìn tổng quan về một hành trình phát triển vượt bậc của thương mại Việt Nam với những cộc mốc ấn tượng.

Biểu đồ chi tiết giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2009 - 2021
Biểu đồ chi tiết giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2009 – 2021

Nhìn vào biểu đồ trên ta dễ dàng nhận thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam liên tục tăng trong suốt giai đoạn 2009 – 2021. Đặc biệt năm 2021 có tỷ lệ tăng mạnh đột biến với tỷ lệ 22,6% dù đây là năm nước ta phải trải qua tình hình dịch bệnh Covid-19 hết sức phức tạp. Nếu đối chiếu với mốc 10 năm về trước, năm 2011, quy mô thương mại của nước ta đã tăng lên hơn 5 lần.

* Chi tiết Xuất khẩu của Việt Nam năm 2021

Năm 2021 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020 (giá trị xuất khẩu năm 2020 là 281,441 tỷ USD). Trong đó có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD và 35 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (chiếm gần 94% tổng kim ngạch xuất khẩu).

Theo số liệu từ Tổng Cục Thống Kê thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) có kim ngạch xuất khẩu đạt 245,22 tỷ USD, tăng 20,9%, chiếm 72,9%. Khu vực kinh tế trong nước đạt 91,09 tỷ USD, tăng 14,2%, chiếm 27,1% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Cụ thể:

– Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2021

Nhóm/Mặt hàng chủ yếuGiá trị xuất khẩu (1000 USD)
Điện thoại các loại và linh kiện57 537 692
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh liện50 828 879
Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác38 344 346
Hàng dệt may32 753 599
Giày dép các loại17 751 191
Gỗ và sản phẩm gỗ14 809 015
Sắt thép các loại11 795 391
Phương tiện vận tải và phụ tùng10 616 503
Hàng hải sản8 886 175
Phụ tùng ô tô6 700 361
Xơ, sợi dệt5 612 272
Máy ảnh máy quay phim và linh kiện5 216 268
Sản phẩm từ chất dẻo4 930 579
Sản phẩm từ sắt thép3 955 395
Kim loại thường khác và các sản phẩm3 755 654
Hạt điều3 638 914
Hàng rau quả3 551 162
Gạo3 285 629
Cao su3 277 661
Dây điện & dây cáp điện3 111 414
Cà phê3 072 603
Túi xách, ví, vaili, mũ & ô dù3 021 712
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận2 921 543
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ2 848 597
Hóa chất2 513 988
Chất dẻo nguyên liệu2 264 368
Các sản phẩm hóa chất1 994 981
Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày1 994 796
Clanhke và xi măng1 773 403
Dầu thô1 766 096
Giấy và các sản phẩm từ giấy1 689 303
Xăng dầu các loại1 437 390
Sắn và các sản phẩm từ sắn1 179 025
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh1 164 057
Sản phẩm từ cao su1 146 697
Thức ăn gia súc và nguyên liệu1 127 669
Hạt tiêu 937 850
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm 878 476
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 836 325
Tàu thuyền các loại 799 191
Vải mành, vải kỹ thuật khác 784 720
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 757 069
Sản phẩm gốm, sứ 674 712
Phân bón các loại 559 352
Than đá 246 091
Quặng và khoáng sản khác 214 575
Chè 213 881
Hàng hoá khác14 633 632
Bảng các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2021 (Nguồn: Tổng cục Thống Kê)

– Các nước là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2021

Trong năm 2021 các mặt hàng của Việt Nam được xuất khẩu tới hơn 65 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt kim ngạch trên 96 tỷ USD. Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc với hơn 56 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam là các nước EU với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 40 tỷ USD. Tiếp đó là các nước Hàn Quốc, Nhật Bản,…

Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, có 32 quốc gia và vùng lãnh thổ là thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.

Dưới đây là danh sách các nước mà Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn 1 tỷ USD trong năm 2021. Đơn vị tính: 1000 USD.

Mỹ 96 293 012
CHND Trung Hoa56 009 942
Hàn Quốc21 945 104
Nhật Bản20 128 566
Ðặc khu HC Hồng Công (TQ)11 996 434
Hà Lan7 686 292
Đức7 286 933
Ấn Độ6 259 233
Thái Lan6 161 298
Vương quốc Anh5 765 687
Ca-na-đa5 269 289
Cam-pu-chia4 831 271
Các Tiểu VQ A-rập Thống nhất4 692 558
Đài Loan4 587 746
Phi-li-pin4 573 559
Mê-hi-cô4 565 123
Ô-xtrây-li-a4 454 603
Ma-lai-xi-a4 370 612
Xin-ga-po3 970 518
In-đô-nê-xi-a3 914 805
I-ta-li-a3 878 601
Bỉ3 603 005
Pháp3 210 278
Liên Bang Nga3 203 220
Áo3 022 169
Tây Ban Nha2 546 044
Bra-xin2 267 022
Ba Lan2 067 063
Chi-lê1 656 314
Xlô-va-ki-a 1 239 491
Thổ Nhĩ Kỳ1 227 985
Thụy Điển1 199 619
Danh sách các nước là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2021, có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

* Chi tiết Nhập khẩu của Việt Nam năm 2021

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2021 đạt 332,23 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020. Trong đó có 47 mặt hàng chúng ta nhập khẩu trên 1 tỷ USD. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam trong năm, đạt 109,9 tỷ USD, theo sau là Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Dưới đây là thông tin chi tiết về các mặt hàng nhập khẩu chính và thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam năm 2021.

– Các mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất của Việt Nam năm 2021

Theo số liệu từ Tổng Cục Thống Kê, mặt hàng “Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện” đứng đầu về giá trị nhập khẩu năm 2021 Việt Nam. Tiếp theo là các nhóm mặt hàng “Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng”, “Điện thoại các loại và linh kiện”, “Vải các loại”…

Dưới đây là danh sách 50 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD trong năm 2021 của Việt Nam.

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê. ĐVT: 1000 USD.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện75 440 551
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng46 296 388
Điện thoại các loại và linh kiện21 434 702
Vải các loại14 324 663
Chất dẻo nguyên liệu11 685 758
Sắt thép các loại11 523 011
Kim loại thường khác8 611 858
Sản phẩm từ chất dẻo7 959 904
Sản phẩm từ hóa chất7 735 403
Hóa chất7 627 744
Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày6 255 639
Sản phẩm từ sắt thép5 261 455
Dầu thô5 157 088
Thức ăn gia súc và nguyên liệu4 931 634
Linh kiện, phụ tùng ô tô4 921 701
Than đá4 459 684
Hạt điều4 185 597
Xăng dầu các loại4 145 544
Dược phẩm4 000 561
Quặng và khoáng sản khác3 819 853
Ô tô nguyên chiếc các loại (*)3 657 194
Bông các loại3 232 192
Cao su2 969 100
Gỗ và sản phẩm gỗ2 928 945
Ngô2 880 942
Dầu DO2 809 254
Phế liệu sắt thép2 803 478
Xơ, sợi dệt các loại2 552 571
Dây điện và dây cáp điện2 410 900
Máy ảnh máy quay phim và linh kiện2 230 557
Hàng điện gia dụng và linh kiện2 107 745
Giấy các loại2 101 597
Ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống2 034 801
Hàng thủy sản1 979 593
Sản phẩm từ kim loại thường khác1 673 785
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh1 502 031
Hàng rau quả1 480 527
Phân bón các loại1 452 249
Lúa mỳ1 380 305
Khí đốt hóa lỏng1 370 886
Dầu mỡ động thực vật1 352 144
Sản phẩm khác từ dầu mỏ1 201 803
Đậu tương1 181 939
Sữa và sản phẩm sữa1 177 589
Phương tiện vận tải khác và phụ tùng1 131 842
Chế phẩm thực phẩm khỏc1 129 588
Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh1 039 816
Sản phẩm từ cao su1 028 207
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm1 016 564
Sản phẩm từ giấy1 004 828
Danh sách 50 mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2021 – có kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD

– Các nước mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất năm 2021

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê. ĐVT: 1000 USD.

Trung Quốc109 874 584
Hàn Quốc56 155 220
Nhật Bản22 648 879
Đài Loan20 772 725
Mỹ 15 270 482
Thái Lan12 564 709
Ma-lai-xi-a8 148 481
Ô-xtrây-li-a7 946 013
In-đô-nê-xi-a7 587 299
Ấn Độ6 950 939
Cô-oét 4 721 643
Cam-pu-chia4 711 999
Ai-len4 438 296
Xin-ga-po4 279 876
Bra-xin4 097 496
Đức3 942 029
Ác-hen-ti-na3 675 461
Phi-li-pin2 405 066
Liên Bang Nga2 299 302
I-ta-li-a1 724 326
A-rập Xê-út1 638 196
Ðặc khu HC Hồng Công (TQ)1 632 365
Pháp1 592 574
I-xra-en1 109 835
Cốt-đi-voa1 004 866
Danh sách các nước là thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam, có kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD

Chi tiết tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2020

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2020 của Việt Nam

Trong năm 2020 vừa qua tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 542,75 tỷ USD. Trong đó giá trị xuất khẩu đạt 281,441 tỷ USD, giá trị nhập khẩu đạt 261,309 tỷ USD. Thặng dư thương mại đạt kỷ lục hơn 20 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2020 so với năm 2019 chỉ 4,77%, thấp hơn tỷ lệ trung bình là 14,34% giai đoạn 10 năm 2010-2020. Điều này là bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (trong năm 2020 chúng ta cũng chỉ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 2,91% – đây vẫn là một con số ấn tượng so với mặt bằng chung thế giới).

Biểu đồ xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2020
ĐVT: tỷ USD

* Chi tiết kim ngạch Xuất khẩu 2020

Giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 281 tỷ USD vào năm 2020. Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam tăng 6,36% về tỷ lệ và tăng 16,8 tỷ USD về giá trị so với năm 2019 (giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2019 đạt 264 tỷ USD).

– Top 10 nước là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2020

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực và lớn nhất của Việt Nam trong năm 2020, tiếp theo là Trung Quốc, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… Dưới đây là danh sách 10 quốc gia là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2020.

  • Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 77 tỷ USD, chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong năm 2020 cũng có 1 tin vui là lần đầu tiên ngành đồ gỗ nội thất Việt Nam vượt Trung Quốc khi xuất khẩu vào Mỹ, trở thành nước dẫn đầu.
  • Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai, với 48 tỷ USD, chiếm 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
  • Nhật Bản trong năm 2020 nhập khẩu từ Việt Nam 19,2 tỷ USD, giữ vị trí thứ 3 với tỷ lệ 6,84%.
  • Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Việt Nam, với 19,1 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 6,79%.
  • Hồng Kông là thị trường xuất khẩu lớn thứ năm của Việt Nam với 10,4 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 3,7%.
  • Hà Lan với 6,99 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 2,48%.
  • Đức với 6,63 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 2,35%.
  • Ấn Độ với 5,23 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 1,85%.
  • Vương quốc Anh với 4,95 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 1,75%.
  • Thái Lan đứng thứ 10 trong các thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam năm 2020, với 4,9 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 1,74%.

– Top 10 Nhóm Hàng xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2020

Đứng đầu là “nhóm hàng 85” chiếm tỷ lệ tới 39% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm. Dưới đây là chi tiết 10 nhóm hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm 2020.

  • 39% (110 tỷ USD): nhóm hàng 85 – Máy móc, thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh trên tivi, các bộ phận và phụ kiện của các vật phẩm đó
  • 6,7% (18,8 tỷ USD): nhóm hàng 84 – Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy móc và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng
  • 6,13% (17,2 tỷ USD): nhóm hãng 64 – Giày, dép và các loại tương tự; các phần của các bài báo đó
  • 4,86% (13,7 tỷ USD): nhóm hàng 61 – Các mặt hàng may mặc và phụ kiện quần áo, dệt kim hoặc móc
  • 4,73% (13,3 tỷ USD): nhóm hàng 62 – Các mặt hàng may mặc và phụ kiện quần áo, không dệt kim hoặc móc
  • 4,25% (11,9 tỷ USD): nhóm hàng 94 – Nội thất; giường, đệm, giá đỡ đệm, đệm và đồ nội thất nhồi bông tương tự; đèn và phụ kiện chiếu sáng, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; bảng tên được chiếu sáng được chiếu sáng và các loại tương tự; các tòa nhà Tiền chế
  • 1,93% (5,43 tỷ USD): nhóm hàng 03 – Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác
  • 1,89% (5,33 tỷ USD): nhóm hàng 72 – Sắt thép
  • 1,84% (5,19 tỷ USD): nhóm hàng 39 – Chất dẻo và các sản phẩm của chúng
  • 1,8% (5,08 tỷ USD): nhóm hàng 08 – Trái cây và quả hạch ăn được; vỏ của trái cây họ cam quýt hoặc dưa

– Top 10 Mặt Hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2020

Nói đến mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì chúng ta nghĩ ngay tới thương hiệu Sam Sung và các sản phẩm điện tử. Tuy nhiên điện thoại không phải là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất. Dưới đây là danh sách những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2020.

* Lưu ý: Nhóm Hàng (ở phần trên) là phạm vi rộng hơn Mặt Hàng, thường các Mặt Hàng liên quan được xếp chung thành 1 nhóm.

  • 15,2% (42 tỷ USD): Mã HS 8525 – Thiết bị truyền dẫn vô tuyến điện, vô tuyến điện, phát thanh truyền hình hoặc truyền hình, có hoặc không kết hợp thiết bị thu hoặc thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh; máy quay phim truyền hình; máy quay video hình ảnh tĩnh và máy ghi hình máy quay video khác; máy ảnh kĩ thuật số.
  • 7,51% (21 tỷ USD): Mã HS 8517 – Thiết bị điện cho điện thoại đường dây hoặc điện báo đường dây, bao gồm bộ điện thoại đường dây với thiết bị cầm tay không dây và thiết bị viễn thông cho hệ thống đường dây mang dòng điện hoặc cho hệ thống đường dây kỹ thuật số; cuộc gọi có hình.
  • 4,96% (13,9 tỷ USD): Mã HS 8542 – Mạch tích hợp điện tử và vi lắp ráp.
  • 3,1% (8,74 tỷ USD): Mã HS 8471 – Máy và đơn vị xử lý dữ liệu tự động của chúng; đầu đọc từ tính hoặc quang học, máy ghi dữ liệu lên phương tiện dữ liệu ở dạng mã hóa và máy xử lý dữ liệu đó, chưa được chi tiết hoặc đưa vào nơi khác.
  • 2,99% (8,43 tỷ USD): Mã HS 6404 – Giày có đế ngoài bằng cao su, plastic, da hoặc da tổng hợp và mũ lưỡi trai bằng vật liệu dệt.
  • 2,46% (6,94 tỷ USD): Mã HS 9403 – Đồ nội thất khác và các bộ phận của chúng.
  • 1,89% (5,34 tỷ đô la): Mã HS 8529 – Các bộ phận chỉ thích hợp sử dụng hoặc chủ yếu cho các thiết bị thuộc nhóm 85,25 đến 85,28.
  • 1,82% (5,14 tỷ USD): Mã HS 6403 – Giày dép có đế ngoài bằng cao su, nhựa, da hoặc da tổng hợp và mũ da.
  • 1,77% (4,99 tỷ USD): Mã HS 8544 – Dây, cáp cách điện (kể cả tráng men hoặc anod) (kể cả cáp đồng trục) và các dây dẫn điện cách điện khác, có hoặc không có đầu nối; cáp sợi quang, được tạo thành từ các sợi có vỏ bọc riêng lẻ, đã hoặc chưa được lắp ráp với ruột dẫn điện hoặc lắp với đầu nối.
  • 1,62% (4,56 tỷ USD): Mã HS 8541 – Điốt, bóng bán dẫn và các thiết bị bán dẫn tương tự; thiết bị bán dẫn cảm quang, kể cả tế bào quang điện, đã hoặc chưa lắp ráp thành môđun hoặc tạo thành bảng; điốt phát sáng; gắn tinh thể piezo-điện.

*Ghi chú: Mã HS là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định theo Hệ thống phân loại hàng hóa. Các hàng hòa xuất nhập khẩu được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại và buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của Tổ chức hải quan thế giới.


* Chi tiết kim ngạch Nhập khẩu 2020

Trong năm 2020 Việt Nam nhập khẩu tổng lượng hàng hóa có giá trị 261,3 tỷ USD, tăng 3,1% so với năm 2019 (giá trị nhập khẩu năm 2019 là 253,3 tỷ USD). Dưới đây là những nội dung quan trọng mà có thể bạn quan tâm.

– 10 quốc gia là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2020

Năm 2020 Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ những nước nào? Có thể bạn cũng sẽ dễ dàng đoán ra một cái tên không thay đổi trong suốt 10 năm qua. Đó chính là Trung Quốc, với vai trò là công xưởng của thế giới, Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào nguồn cung ứng từ nước họ để phục vụ cho hoạt động sản xuất, thương mại, tiêu dùng…

  • Trung Quốc là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2020 với 84 tỷ USD, chiếm 32% tổng kim ngạch nhập khẩu.
  • Hàn Quốc đứng thứ 2 trong các nước là nguồn nhập khẩu của Việt Nam, với 46 tỷ USD, chiếm 17,9%. Chủ yếu là thiết bị điện tử, bán dẫn, máy móc…phục vụ cho các tập đoàn điện tử lớn (và công ty vệ tinh) của Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam.
  • Nhật Bản là nguồn nhập khẩu lớn thứ ba, với 20 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 7,75%.
  • Châu Á khác, chiếm 6,39% (16,7 tỷ USD)
  • Mỹ với tỷ trọng 5,26% (13,7 tỷ USD)
  • Thái Lan với 4,18% (10,9 tỷ USD)
  • Malaysia với 2,51% (6,57 tỷ USD)
  • Indonesia với tỷ trọng 2,06% (5,38 tỷ USD)
  • Úc với 1,78% (4,67 tỷ USD)
  • Ấn Độ với 1,71% (4,48 tỷ USD)

– Top 10 Nhóm Hàng nhập khẩu chính của Việt Nam 2020

  • 36% (95 tỷ USD): nhóm 85 – Máy móc, thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh trên tivi, các bộ phận và phụ kiện của các vật phẩm đó
  • 8,24% (21 tỷ USD): nhóm 84 – Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy móc và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng
  • 6,1% (15,9 tỷ USD): nhóm 39 – Chất dẻo và các sản phẩm của chúng
  • 4,94% (12,9 tỷ USD): nhóm 27 – Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất của chúng; chất bitum; sáp khoáng
  • 3,78% (9,9 tỷ USD): nhóm 72 – Sắt thép
  • 3,3% (8,62 tỷ USD): nhóm 90 – Dụng cụ và thiết bị quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, kiểm tra, độ chính xác, y tế hoặc phẫu thuật; các bộ phận và phụ kiện của chúng
  • 2,03% (5,31 tỷ USD): nhóm 87 – Phương tiện đi lại trừ đầu máy toa xe đường sắt hoặc đường xe điện và các bộ phận và phụ tùng của chúng
  • 1,99% (5,2 tỷ USD): nhóm 60 – Vải dệt kim hoặc móc
  • 1,73% (4,52 tỷ USD): nhóm 73 – Các sản phẩm bằng sắt hoặc thép
  • 1,46% (3,81 tỷ USD): nhóm 23 – Phế phẩm và chất thải từ ngành công nghiệp thực phẩm; thức ăn chăn nuôi chế biến sẵn

– Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất năm 2020

Trong top10 mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất của Việt Nam năm 2020 thì các thiết bị điện tử, bán dẫn, linh kiện…chiếm tỷ lệ lớn nhất. Tuy nhiên trong top10 cũng có Dầu mỏ và Than đá, những mặt hàng này 10 năm về trước là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hiện chúng ta phải nhập các mặt hàng này khá nhiều để phục vụ các nhà máy lọc dầu, nhà máy nhiệt điện…ở trong nước.

Cụ thể:

  • 15% (39 tỷ USD): Mã HS 8542 – Mạch tích hợp điện tử và vi lắp ráp.
  • 6,17% (16,1 tỷ USD): Mã HS 8517 – Thiết bị điện cho điện thoại đường dây hoặc điện báo đường dây, bao gồm bộ điện thoại đường dây với thiết bị cầm tay không dây và thiết bị viễn thông cho hệ thống đường dây mang dòng điện hoặc cho hệ thống đường dây kỹ thuật số; cuộc gọi có hình.
  • 2,4% (6,29 tỷ USD): Mã HS 8541 – Điốt, bóng bán dẫn và các thiết bị bán dẫn tương tự; thiết bị bán dẫn cảm quang, kể cả tế bào quang điện, đã hoặc chưa lắp ráp thành môđun hoặc tạo thành bảng; điốt phát sáng; gắn tinh thể piezo-điện.
  • 1,76% (4,62 tỷ USD): Mã HS 8529 – Các bộ phận chỉ thích hợp sử dụng hoặc chủ yếu cho các thiết bị thuộc nhóm 85,25 đến 85,28.
  • 1,57% (4,1 tỷ USD): Mã HS 8534 – Mạch in.
  • 1,46% (3,84 tỷ USD): Mã HS 2709 – Dầu mỏ và dầu thu được từ khoáng bitum, thô.
  • 1,44% (3,77 tỷ USD): Mã HS 2710 – Dầu mỏ và dầu thu được từ khoáng bitum, trừ dầu thô; các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, chứa từ 70% trọng lượng trở lên từ dầu mỏ hoặc dầu thu được từ khoáng bitum, những loại dầu này là thành phần cơ bản của chế phẩm; dầu thải.
  • 1,37% (3,59 tỷ USD): Mã HS 2701 – Than đá; than bánh, hình trứng và các nhiên liệu rắn tương tự sản xuất từ ​​than đá.
  • 1,33% (3,48 tỷ USD): Mã HS 7208 – Sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng.
  • 1,24% (3,26 tỷ USD): Mã HS 6006 – Các loại vải dệt kim hoặc móc khác.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam các năm gần đây

Bạn đang cần tìm số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm gần đây? Phần này là dành cho bạn. Nó bao gồm số liệu từ năm 2009 trở lại đây, được chúng tôi tổng hợp qua bảng và biểu đồ dưới đây.

– Bảng số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu các năm từ: 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021

Dưới đây bảng số liệu thể hiện chi tiết giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm gần đây.

(Bảng dạng chiều ngang, kéo thanh trượt bên dưới bảng để xem đầy đủ nội dung).

Chỉ dẫn2009201020112012201320142015201620172018201920206th/2021
Xuất Khẩu57,096.2772,236.6796,905.67114,529.17132,032.85150,217.14162,016.74176,580.79215,118.61243,698.70264,610.32281,441.46157,630.00
tỷ lệ % 26.5234.1518.1915.2813.777.868.9921.8213.298.586.36n/a
Nhập Khẩu69,948.8184,838.55106,749.85113,780.43132,032.53147,839.05165,775.86174,978.35213,215.30236,868.82253,442.02261,309.45159,100.00
tỷ lệ % 21.2925.836.5916.0411.9712.135.5521.8511.097.003.10n/a
TỔNG127,045.08157,075.22203,655.52228,309.60264,065.38298,056.19327,792.60351,559.14428,333.91480,567.52518,052.34542,750.91316,730.00
tỷ lệ % 23.6429.6512.1115.6612.879.987.2521.8412.197.804.77n/a
Xuất/Nhập siêu-12,852.54-12,601.88-9,844.18748.740.322,378.09-3,759.121,602.441,903.316,829.8811,168.3020,132.01-1,470.00
Đơn vị tính: Tỷ USD

Bảng số liệu trên thể hiện rõ giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và tổng kim ngạch của Việt Nam từ năm 2009 đến 2020 và 6 tháng đầu năm 2021. Chúng ta có thể thấy rõ một xu hướng tăng trưởng liên tục về giá trị xuất-nhập khẩu, sự đảo chiều rõ rệt từ nhập siêu sang xuất siêu qua mỗi năm. Năm 2019 tổng kim ngạch của nước ta đã vượt ngưỡng 500 tỷ USD và hy vọng sẽ sớm vượt ngưỡng 1000 tỷ USD trong tương lai không xa.


– Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm

Biểu đồ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm gần đây

Biểu đồ trên thể hiện tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm từ 2009 – 2020. Có thể thấy một xu hướng tăng trưởng nhanh và rõ ràng qua mỗi năm, với tỷ lệ tăng trung bình 14,34% mỗi năm. Nếu lấy mốc là năm 2010, tổng kim ngạch là 157,075 tỷ USD, thì sau 10 năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng gấp 3,5 lần, đạt 542,75 tỷ USD.

Một tín hiệu tích cực nữa chúng ta có thể thấy từ bảng số liệu và biểu đồ trên là thặng dư thương mại. Có sự phân biệt rõ giữa 2 giai đoạn 2010-2015 và 2016-2020.

  • Trong 5 năm đầu, từ 2010-2015 chúng ta thường nhập siêu (giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu) hoặc có thặng dư không đáng kể. Đặc biệt trong 3 năm 2009-2010-2011 chúng ta liên tục nhập siêu ở mức trên dưới 10 tỷ USD.
  • Tuy nhiên trong 5 năm gần đây, từ 2016-2020 chúng ta liên tục suất siêu (giá trị xuất khẩu lơn hơn nhập khẩu). Giá trị xuất siêu tăng dần qua mỗi năm và đạt kỷ lục hơn 20 tỷ USD vào năm 2020. Thặng dư từ thương mại (xuất siêu) lớn giúp cho dư trữ ngoại hối tăng mạnh, góp phần ổn định tiền tệ, tăng năng lực quốc gia.

– Cụ thể các năm từ 2010-2020

+ Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2020

(Xem phần phía đầu của bài viết này)

+ Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2019

Năm 2019 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lần đầu vượt mốc 500 tỷ USD, một dấu mốc quan trọng trên con đường xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Hy vọng tương lai không xa chúng ta sẽ vượt các mốc quan trọng khác là 1000, 3000, 5000…và cao hơn nữa.

Cụ thể, giá trị tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 thực tế đạt được là 518,052 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2018. Trong đó, xuất khẩu đạt 264,610 tỷ USD, tăng 8,58%. Giá trị nhập khẩu đạt 253,442 tỷ USD, tăng 7% so với năm trước đó. Năm 2019 giá trị xuất siêu của Việt Nam rất lớn, đạt trên 11 tỷ USD.

+ Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2018

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 đạt 480,567 tỷ USD, tăng 12,19% so với 2017. Trong đó giá trị xuất khẩu 2018 đạt 243,698 tỷ USD, tăng 13,29%. Giá trị nhập khẩu đạt 236,868 tỷ USD, tăng 11,09%. Trong năm nước ta xuất siêu được 6,829 tỷ USD.

+ Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2017

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2017 đạt 428,333 tỷ USD, tăng mạnh 21,84% so với năm 2016. Trong đó giá trị xuất khẩu đạt 215,118 tỷ USD, tăng 21,82%. Giá trị nhập khẩu năm 2017 đạt 213,215 tỷ USd, tăng 21,85%. Trong năm nước ta xuất siêu được hơn 1,9 tỷ USD.

+ Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2016

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2016 đạt 351,559 tỷ USD, tăng 7,25% so với năm 2015. Trong đó, giá trị xuất khẩu đạt 176,58 tỷ USD, tăng 8,99%. Giá trị nhập khẩu đạt 174,978 tỷ USD, tăng 5,55%. Trong năm 2016 nước ta xuất siêu được hơn 1,6 tỷ USD.

+ Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2015

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2015 đạt 327,792, tăng 9,98% so với năm 2014. Trong đó giá trị xuất khẩu đạt 162,016 tỷ USd, tăng 7,86%. Giá trị nhập khẩu đạt 165,775 tỷ USD, tăng 12,13% so với năm trước đó. Năm 2015 nước ta nhập siêu tới hơn 3,759 tỷ USD.

+ Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2014

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2014 đạt 298,056 tỷ USD, tăng 12,87% so với năm 2013. Trong đó, giá trị xuất khẩu đạt 150,217 tỷ USD, tăng 13,77%. Giá trị nhập khẩu đạt 147,839 tỷ USD, tăng 11,97%. Trong năm 2014 nước ta xuất siêu được hơn 2,378 tỷ USD.

+ Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2013

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2013 đạt 264,065 tỷ USD, tăng 15,66% so với 2012. Trong đó, giá trị xuất khẩu đạt 132,032.85 tỷ USD, tăng 15,28%. Giá trị nhập khẩu năm 2013 là 132,032.53 tỷ USD, tăng 16,04%. Cán cân thương mại khá cân bằng, có xuất siêu nhưng không đáng kể.

+ Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2012

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2012 đạt 228,309 tỷ USD, tăng 12,11% so với năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu đạt 114,529 tỷ USD, tăng 18,19%. Giá trị nhập khẩu đạt 113,78 tỷ USD, tăng 6,59%. Năm 2012 chúng ta có xuất siêu nhẹ, với 748,74 triệu USD.

+ Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2011

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2011 đạt 203,655 tỷ USD, tăng 29,65% so với năm 2010. Trong năm chúng ta xuất khẩu đạt 96,905 tỷ USD, tăng 34,15% so với năm trước đó. Giá trị nhập khẩu đạt 106,75 tỷ USD, tăng 25,83% so với 2010. Trong năm 2011 tỷ lệ nhập siêu đã giảm một chút so với 2 năm trước nhưng vẫn ở mức cao, với 9,844 tỷ USD.

+ Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2010

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2010 là 157,075 tỷ USD, tăng 23,64% so với năm 2009. Trong đó giá trị xuất khẩu đạt 72,236 tỷ USD, tăng 26%. Giá trị nhập khẩu năm 2010 đạt 84,838 tỷ USD, tăng 21,29%. Trong năm 20010 chúng ta nhập siêu hơn 12,6 tỷ USD.

+ Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2009

Năm 2009 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là 127,045 tỷ USd. Trong đó giá trị xuất khẩu đạt 57,096 tỷ USD, giá trị nhập khẩu đạt 69,948. Trong năm 2009 nước ta nhập siêu tới 12,85 tỷ USD.


Trên đây Top Nội Thất đã tổng hợp với giới thiệu quý khách tham khảo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm gần đây. Cùng các bảng số liệu, biểu đồ và phân tích cụ thể chi tiết.

Nguồn số liệu được tham khảo từ Tổng cục thống kê, Hải quan Việt Nam, trang dữ liệu thương mại quốc tế TrendEconomy và nhiều nguồn đáng tin cậy khác.


Nguồn: TrendEconomy, TCTK, TCHQ, topnoithat tổng hợp phân tích.

Xem thêm chủ đề liên quan

Trả lời

Check Also

Cửa hàng Tủ Nhựa Hải Hậu, Nam Định

Chào mừng bạn đến với Tủ Nhựa Hải Hậu. Chúc bạn mọi điều tốt lành! Nếu như bạn đang có nhu…