Gỗ táu nước cùng với Táu núi, Táu mật, táu mắt quỷ là 4 loại gỗ thuộc chi táu nằm trong gỗ nhóm 2. Vậy cây Táu nước trong tự nhiên trông như thế nào? Gỗ táu nước có tốt không? Chúng ta sẽ tìm hiểu về cây gỗ Táu này trong phần bài viết dưới đây.
Đôi nét về cây Táu nước
Tên Việt Nam: TÁU NƯỚC (Táu xanh)
Tên Latin: Vatica subglabra Merr. 1942 / Vatica philastreama Pierre
Họ: Dầu Dipterocarpaceae
Bộ: Bông Malvales
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn
Trong bài viết về Táu núi (táu nước) chúng ta đã tìm hiểu về cây Táu nước – Vatica philastreama Pierre
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về Táu nước – Vatica subglabra
Đặc điểm nhận dạng cây Táu nước trong tự nhiên
(Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 – Phần thực vật – Trang 179)
Cây gỗ lớn, cao 20 – 30 m. thân thẩng, phân cành sớm; đường kính 40 – 60 cm. Vỏ màu xám đen, nứt dọc, có nhiều địa y bao phủ. Cành mảnh, khi khô mầu nâu hồng, khi non có lông hình sao, sau nhẵn. Lá đơn, mọc cách, hình trái xoan, dài 4 – 7 cm, rộng 1 – 4 cm, hơi cong và không đối xứng, đỉnh thót nhọn, gốc hình nêm, mép nguyên.Gân cấp hai 10 – 13 đôi; cuống lá mảnh, dài 0,5 cm. Cụm hoa hình chuỳ, ở tận cùng hay mọc ở nách, có lông, sau nhẵn.Hoa hình trụ dài 10 mmm, cuống 6 – 10 mm, có lông xám, hình sao. Đài 5; nhị 10 – 12; bầu phủ nhiều lông hình sao. Quả 5 cánh không đều nhau, khi chín màu nâu vàng, hai cánh lớn dài 3,5 cm, ba cánh nhỏ dài 1,5 – 2 cm. Quả hình cầu, nhẵn, đường kính 8 mm, có vòi tồn tại.
Sinh học và sinh thái
Mùa hoa tháng 4 – 5, mùa quả tháng 6 – 8. Cây mọc ở độ cao 100 – 900 m, tập trung ở 300 – 600 m. Cây trung sinh thiên về ưa ẩm nên thường gặp ở chân núi, trong thung lũng, ven sông suối; thường mọc cùng Chò chỉ, Chò nâu, Chò xanh, Nhội…Tái sinh tự nhiên tốt ở dưới tán rừng hơi thưa (0,3 – 0,5).
Phân bố
Trong nước: Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Thế giới: Chưa biết.
Giá trị
Loài đặc hữu của Việt Nam.
Tình trạng
Do gỗ tốt nên Táu nước bị khai thác mạnh cộng với môi trường sống bị phá huỷ nhanh nên loài này ngày càng trở nên hiếm. Tuy vậy Táu nước phân bố ở Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Tây), Xuân Sơn (Phú Thọ), Cúc Phương (Ninh Bình), Vũ Quang (Hà Tĩnh)… nên sự sống sót của loài được bảo đảm hơn.
Phân hạng: EN A1c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Cần đưa loài cây bản địa này vào gieo trồng trong chương trình trồng mới 5 triệu hecta rừng
Đặc điểm của gỗ Táu nước
- Theo bảng phân loại nhóm gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam thì gỗ Táu nước thuộc gỗ nhóm 2- Nhóm gỗ tốt, chắc, bền.
Xem thêm: Gỗ nhóm II – các loại cây thuộc nhóm 2, đặc tính và ứng dụng.
- Gỗ màu trắng vàng, cứng vừa đến rất cứng; giác màu hơi sáng hơn phần lõi; tỷ trọng 0,7 – 1,1
- Cấu tạo gỗ mịn, thớ thẳng, bền với mối mọt nhưng hơi khó chế biến
Gỗ Táu nước có tốt không?
Từ đặc điểm của Táu nước chúng ta có thể thấy đây là loại gỗ tốt.
Ứng dụng của Táu nước
Gỗ Táu nước là loại gỗ tốt, ít bị cong vênh, mối mọt nên thường được sử dụng để làm các công trình cần sự bền bỉ như cột nhà, xây dựng, cầu đường.
Giá gỗ Táu nước
Thực tế thì để giải đáp vấn đề Táu nước giá bao nhiêu, thì cần xem xét trên nhiều phương diện. Ví dụ như dựa vào đặc điểm chất lượng, gỗ càng trồng lâu năm giá trị càng cao.
Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo mức giá như sau:
Theo khảo sát giá Táu nước tròn khoảng 4.000.000 đồng/m3; còn gỗ hộp khoảng 6.000.000 đồng/m3.
Khi được chế tác thành phẩm thì giá trị còn lớn gấp nhiều lần, dưới sự tài hoa của những nghệ nhân sẽ mang đến những tác phẩm xuất sắc.
Nếu bạn muốn tham khảo giá gỗ Táu nước thì lời khuyên dành cho bạn là liên hệ với các đơn vị bán gỗ chuyên nghiệp sẽ có mức giá hiện hành.
Như vậy qua bài viết bạn đã có thể hình dung khái quát về gỗ Táu nước – gỗ tự nhiên nhóm 2- nhóm gỗ tốt. Nếu yêu thích các loại gỗ tự nhiên hãy tiếp tục theo dõi Topnoithat để có thêm nhiều thông tin về các loại gỗ khác nhé.