Home Tin tức Nội thất Kiến thức chuyên ngành Gỗ Táu núi (Táu nước) – Gỗ nhóm 2 – Đặc tính, nhận biết, giá gỗ

Gỗ Táu núi (Táu nước) – Gỗ nhóm 2 – Đặc tính, nhận biết, giá gỗ

Hình ảnh nhận dạng gỗ táu núi (táu nước) trong tự nhiên

Gỗ Táu núi hay còn gọi là Táu nước; Làu táu nước; táu thị cùng với Táu mật, táu nước, táu mặt quỷ là các loại gỗ quý nhóm 2. Táu núi là gỗ táu gì? Cây gỗ táu núi trong tự nhiên như thế nào? Gỗ táu núi có tốt không? Giá gỗ hiện nay? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về loại gỗ này nhé!

Đôi nét về cây gỗ Táu núi (Táu nước; táu thị)

Tên tiếng Việt: Táu núi (Táu nước; táu thị)
Tên khoa học: Vatica thorelii Pierre (Vatica philastreama Pierre)
Họ: DIPTEROCARPACEAE

Đặc điểm nhận dạng cây trong tự nhiên

Cây gỗ lớn, cao 15 – 30 m, thân mập, thẳng, vỏ thân nhẵn, nứt bong mỏng, đường kính 50 – 60 cm, phân cành cao, tán rộng, cành non có lông mịn màu xám.
Lá đơn mọc cách, dạng thuôn, bầu dục dai, đầu lá thuôn nhọn có mũi ngắn, gốc tròn hay tù rộng, dài 12 – 15 cm, rộng 3 – 9 cm, màu xanh lục bóng nhẵn ở mặt trên, mặt dưới có lông thưa hay không, màu xanh mốc. Gân bên 9 – 12 đôi. Cuống lá dài 0,8 – 1,2 cm. Lá kèm dạng trái xoan thuôn hẹp, dễ rụng.
Cụm hoa dạng chùy ở nách lá. Hoa lớn, thưa, có hương thơm. Lá đài hợp gốc dạng thuôn, cao 0,2 cm. Cánh tràng thuôn tù ở đầu, cao 1,5 cm. Nhị đực 12 – 15. Bầu có lông.
Quả bế dạng trái xoan thuôn tù ở đầu, cao 1,2 – 2 cm, rộng 1,2 cm, có 3 cạnh tròn. Đài còn lại ở gốc, xếp lật xuống, dạng thuôn nhọn đầu.
Cây thường ra hoa vào khoảng tháng 3 – 4, quả vào tháng 7.

Hình ảnh cây Táu núi và đặc điểm nhận dạng cây trong tự nhiên
Hình ảnh cây Táu núi và đặc điểm nhận dạng cây trong tự nhiên

Phân bố

Cây thường mọc ở độ cao 100 – 900 m, tập trung ở khoảng 300 – 600 m. Cây thiên về ưa ẩm nên thường gặp ở chân núi, trong thung lũng, hoặc là ven sông suối; và hay mọc cùng Chò chỉ, Chò nâu, Chò xanh, Nhội…Trong nước, cây thường phân bố tại một số tỉnh như Phú Khánh, Tây Ninh

Trên thế giới: Lào, Campuchia, Thái Lan

Đặc điểm gỗ Táu núi

Xem thêm: Gỗ nhóm II – các loại cây thuộc nhóm 2, đặc tính và ứng dụng.

  • Gỗ Táu núi cứng, chắc khi khô dễ bị nứt nẻ.

Ứng dụng của gỗ Táu núi

Gỗ được dùng trong xây dựng, đóng đồ đạc trong gia đình, xẻ ván, làm cầu, thuyền.

Giá gỗ Táu núi

Thực tế thì để giải đáp vấn đề Táu núi giá bao nhiêu, thì cần xem xét trên nhiều phương diện. Ví dụ như dựa vào đặc điểm chất lượng, gỗ càng trồng lâu năm giá trị càng cao.

Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo mức giá như sau:
Theo khảo sát giá Táu núi tròn khoảng 4.000.000 đồng/m3; còn gỗ hộp khoảng 6.000.000 đồng/m3.

Khi được chế tác thành phẩm thì giá trị còn lớn gấp nhiều lần, dưới sự tài hoa của những nghệ nhân sẽ mang đến những tác phẩm xuất sắc.

Nếu bạn muốn tham khảo giá gỗ Táu núi thì lời khuyên dành cho bạn là liên hệ với các đơn vị bán gỗ chuyên nghiệp sẽ có mức giá hiện hành.

Như vậy qua bài viết bạn đã có thể hình dung khái quát về gỗ Táu núi – gỗ tự nhiên nhóm 2- nhóm gỗ tốt. Nếu yêu thích các loại gỗ tự nhiên hãy tiếp tục theo dõi Topnoithat để có thêm nhiều thông tin về các loại gỗ khác nhé.

Xem thêm chủ đề liên quan

Trả lời

Check Also

Top 80 tranh Hà Nội xưa đen trắng in theo yêu cầu

Trước kia, tranh Hà Nội xưa được biết tới là dòng tranh trang trí cho các quán ăn, quán ca…