Home Tin tức Nội thất Kiến thức chuyên ngành Gỗ Sa mu dầu- Gỗ nhóm 1- Đặc tính, nhận dạng, giá bán

Gỗ Sa mu dầu- Gỗ nhóm 1- Đặc tính, nhận dạng, giá bán

Hình ảnh nhận dạng gỗ Sa mu dầu hoa, lá, quả, thân, vỏ

Gỗ sa mu dầu hay còn gọi là Sa mộc dầu là một trong các dòng gỗ tốt được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất, thủ công mỹ nghệ. Vậy gỗ Sa mu dầu là gỗ gì? Gỗ có tốt không? Đặc điểm nhận dạng không thế nào? Trong bài viết này chúng ta sẽ lần lượt đi tìm hiểu về loại gỗ này nhé!

Gỗ Sa mu dầu là gỗ gì?

Gỗ Sa mu dầu còn gọi là sa mộc dầu là loại gỗ được khai thác từ gỗ Sa mu dầu; gỗ nhẹ, thớ mịn và có mùi thơm, dễ thao tác và bền, có giá trị sử dụng lớn để đóng đồ dùng cho gia đình, làm nhà, làm cột điện, đóng thuyền v.v. Từ vỏ cây tiết ra nhiều nhựa dầu dùng làm thuốc, để gắn hoặc có một số công dụng riêng.

Đôi nét về cây gỗ Sa mu dầu

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 – phần thực vật – trang 530-531

Tên Việt Nam: Sa mu dầu (Sa mộc dầu; Sa mộc quế phong, Mạy lung linh; Mạy lâng lênh (Thái))
Tên Latin: Cunninghamia konishii (Cunninghamia kawakami Hayata, 1915; Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook. var. konishii (Hayata) Fujita, 1932; Cunninghamia lanceolata auct. non (Lamb.) Hook.: P. K. Loc, 1984)
Họ: Bụt mọc Taxodiaceae
Bộ: Hoàng đàn Cupressales
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn

Đặc điểm nhận dạng

Cây gỗ to, thường xanh, có thể cao đến 35 – 40 m hay hơn nữa với đường kính thân đến hơn 1,5 m, tán lá hình tháp. Lá mọc xoắn ốc rất xít nhau, gốc vặn, do đó ít nhiều xếp thành 2 dãy, hình dải, dài 1,1 – 1,9 cm, rộng 0,20 – 0,25 cm, thót ngắn thành mũi tù và không cứng, mép hơi răng cưa, mặt dưới có hai dải lỗ khí. Cây cùng gốc. Nón đực mọc thành cụm ở nách lá gần đầu cành. Nón cái đơn độc hoặc cụm 2 – 3, khi trư­ởng thành dài 2,4 – 2,8 cm, rộng 2,0 – 2,6 cm. Vẩy nón cái hình tam giác rộng, có mũi nhọn ở đầu, có răng cưa ở hai mép và hai tai tròn ở giữa, mang 3 hạt trong mỗi vẩy. Hạt có cánh bên khá rộng, dài 5 mm, rộng 4 mm.

Hình ảnh nhận dạng gỗ Sa mu dầu hoa, lá, quả, thân, vỏ
Hình ảnh nhận dạng gỗ Sa mu dầu hoa, lá, quả, thân, vỏ

Sinh học và sinh thái

Nón xuất hiện tháng 9, hạt trưởng thành vào tháng 3 – 5 năm sau. Cây tái sinh bằng hạt bình th­ường với nhiều cây có tuổi rất khác nhau, kể từ cây mạ trở lên. Mọc cùng với Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & Thomas)tạo thành tầng nhô trong rừng trên sư­ờn dông, trong khi tầng ­ưu thế sinh thái gồm các loài cây lá rộng thư­ờng xanh chủ yếu thuộc họ Dẻ (Fagaceae), ở độ cao 1200 – 1600 m.

Phân bố

Trong nước: Nghệ An (Quế Phong: Hạch Dịch, Mường Đán, núi Pù Hoạt; Quì Hợp: Pù Huống, núi Pha Ca Tủn; Con Cuông: Pù Mát), theo dự đoán chắc chắn còn gặp ở một số vùng núi khác của tây Thanh Hoá và tây bắc Nghệ An.

Thế giới: Có khu phân bố gián đoạn: Đài Loan, Trung Quốc (Phúc Kiến) và Lào (Hủa Phăn) và được mở rộng từ Hủa Phăn của Bắc Lào sang đến phần tả ngạn sông Cả của Việt Nam.

Bản đồ phân bố cây Sa mu dầu (sa mộc dầu) tại Việt Nam

Tình trạng

Loài này đã được dân địa phương khai thác từ lâu, hiện tại chỉ còn sót lại tại những nơi hiểm trở, xa dân cư. Tuy nằm trong Vườn quốc gia Pù Mát nhưng nếu không bảo vệ tốt sẽ dẫn tới việc giảm số lượng và tình trạng bị tuyệt chủng tăng lên.

Phân hạng: VU A1a,d,C1

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “hiếm” (Bậc R) ­­­­­­­và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ – CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích th­­­­ương mại. Cần bảo vệ tại Vườn quốc gia Pù Mát, đặc biệt là các núi Pù Hoạt, Pha Cà Tủn, Nghiên cứu trồng nhằm bảo tồn nguồn gen và phục hồi rừng tại những nơi có điều kiện sinh thái thích hợp, nhất là tại các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.

Đặc điểm nhận dạng của gỗ Sa mu dầu (Sa mộc dầu)

  • Sa mu dầu là một loại gỗ có vân thớ đẹp, dễ chế biến gia công, có thớ gỗ dọc thớ và đặc biệt gỗ có khả năng chịu nắng mưa rất tốt để ngoài trời có thể lên đến hàng trăm năm, hơn nữa gỗ toát ra một mùi thơm dìu dịu, có tính năng xua đuổi ruồi muỗi.
  • Đặc biệt Sa mu dầu cùng với Hoàng Đàn là hai trong những loại cây có khả năng tạo tuyết pha lê (trong những điều kiện nhất định). Lớp tuyết này nếu dùng đèn pin soi vào sẽ lóng lánh màu của cầu vồng.
  • Nhận dạng cây qua lớp vỏ, vân gỗ (đã đề cập ở phần đầu)
Hình ảnh gỗ và vân gỗ Sa mu dầu
Hình ảnh gỗ và vân gỗ Sa mu dầu

Gỗ Sa mu dầu (Sa mộc dầu) có tốt không?

Gỗ Sa mu dầu (Sa mộc dầu) nằm trong gỗ nhóm 1 – Nhóm gỗ bền, tốt, chắc, có giá trị kinh tế cao. Vì vậy không cần phải băn khoăn về việc gỗ Sa mu dầu có tốt không mà phải trả lời rằng Gỗ Sa mu dầu (Sa mộc dầu) chắc chắn là loại gỗ tốt.

Gỗ Sa mu dầu (Sa mộc dầu) có bị nứt, cong và mối mọt không?

Chất gỗ Sa mu dầu khá chắc và gỗ chủ yếu trên thị trường đã là dạng lũa nên nứt và cong vênh rất ít. Nếu để mộc gỗ cũng thường chỉ nứt dăm chứ không nứt lớn.

Gỗ có mùi hương có thể xua đuổi con trùng nên loại gỗ này không bị mối mọt.

Gỗ Sa mu dầu (Sa mộc dầu) có đắt không?

Thực tế thì để giải đáp vấn đề gỗ Gỗ Sa mu dầu giá bao nhiêu chúng ta cần xem xét trên nhiều góc độ. Bởi không có mức giá cố định cho tất cả các loại gỗ này. Để biết mức giá chính xác cần phải đánh giá theo:

  • Chất lượng của vân gỗ xấu hay đẹp
  • Tuổi thọ của gỗ là gỗ lâu đời hay không
  • Kích thước thớ gỗ

Tuy nhiên, Sa mu Dầu là dòng gỗ quý nên giá gỗ nguyên liệu sẽ không hề rẻ và chắc chắc là loại gỗ đắt. Để biết chính xác giá gỗ Sa mu dầu thì bạn có thể liên hệ với các đơn vị cung cấp gỗ tại các làng nghề mỹ nghệ như Đồng kỵ, Đông Giao, Thạch Thất.

Giá gỗ Sa mu dầu nguyên liệu không hề rẻ
Giá gỗ Sa mu dầu nguyên liệu không hề rẻ

Với loại gỗ quý và đắt như vậy người ta sẽ sử dụng chúng làm gì? Dưới đây là các ứng dụng của gỗ Sa mu dầu

Ứng dụng của gỗ Sa mu dầu

Sa mu Dầu là loài cây gắn liền với đời sống đồng bào miền núi và nét văn hóa của người dân vùng cao nơi đây. Đối với đời sống người dân đồng bào người Mông sử dụng gỗ loài Sa mu dầu vào việc làm mái nhà, ván thưng nhà, làm hàng rào.

Người Thái sử dụng với nhiều công dụng hơn ngoài lợp mái, ván thưng nhà như đồng bào Mông thì họ còn dùng để đóng đồ gia dụng như giường tủ, bàn ghế, bộ Ván ngựa (Giong).. Truyền thống và kinh nghiệm sử dụng loại gỗ này đã trải qua rất nhiều thế hệ có thể nói là tới hàng ngàn năm nay. Hiện nay, việc sử dụng gỗ Sa mu dầu được sử dụng nhiều hơn vào việc chế tác đồ gia dụng, gỗ làm nhà  như cột, văng, xà, đồ thủ công mỹ nghệ như tượng, tranh, Lộc bình, trần gỗ, Lan ri, gỗ ốp tường.

Tượng gỗ làm từ gỗ sa mu dầu
Tượng gỗ làm từ gỗ sa mu dầu
Bàn ghế, sập làm từ gỗ Sa mu dầu
Bàn ghế, sập làm từ gỗ Sa mu dầu

Như vậy qua bài viết bạn đã có thể hình dung khái quát về gỗ Sa mu dầu – gỗ tự nhiên nhóm 1- nhóm gỗ tốt và bền chắc. Nếu yêu thích các loại gỗ tự nhiên hãy tiếp tục theo dõi Topnoithat để có thêm nhiều thông tin về các loại gỗ khác nhé.

Xem thêm chủ đề liên quan

Trả lời

Check Also

Top 80 tranh Hà Nội xưa đen trắng in theo yêu cầu

Trước kia, tranh Hà Nội xưa được biết tới là dòng tranh trang trí cho các quán ăn, quán ca…