Home Tin tức Nội thất Kiến thức chuyên ngành Gỗ Pơ mu – Gỗ nhóm 1- Đặc tính, nhận biết và giá bán

Gỗ Pơ mu – Gỗ nhóm 1- Đặc tính, nhận biết và giá bán

Hình ảnh cây, gỗ, lá, quả pơ mu

Cuộc sống càng hiện đại, phát triển thì dường như con người càng có nhu cầu thể hiện bản thân thông qua các món đồ nội thất từ gỗ tự nhiên. Một trong các dòng gỗ tự nhiên được ưa thích để làm đồ nội thất chính là gỗ Pơ mu. Vậy gỗ Pơ mu là gỗ gì?

Gỗ Pơ mu là gỗ gì

Gỗ Pơ mu được khai thác từ cây Pơ mu hay còn gọi là Bách Phúc Kiến (Nơi đầu tiên phát hiện ra giống cây này). Gỗ Pơ Mu là một chi trong họ Hoàng Đàn (Cupressaceae). Do đó nó cũng có những đặc tính nổi trội như khả năng chống mối mọt, xua đuổi côn trùng cực tốt vì mùi hương đặc trưng của gỗ tỏa ra.

Đôi nét về cây Pơ mu

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 – Phần thực vật – Trang 501

Tên Việt Nam: PƠ MU (Bách Phúc Kiến)
Tên Latin: Fokienia hodginsii (Cupressus hodginsii Dunn, 1908)
Họ: Hoàng đàn Cupressaceae
Bộ: Hoàng đàn Cupressales
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn

Đặc điểm nhận dạng

Cây gỗ to, có tán hình tháp, thường xanh, cao 25 – 30 m hay hơn, đường kính thân tới 1 m. Thân thẳng, không có bạnh gốc, cành phân ngang. Vỏ thân màu xám nâu, bong thành mảng khi non, sau nứt dọc, thơm. Lá hình vẩy xếp thành 4 dãy; ở cành non hoặc cành dinh dưỡng hai lá trong ngắn và hẹp hơn hai lá bên, dài đến 7 mm, rộng đến 4 mm, có đầu nhọn dựng đứng; ở cành già hay cành mang nón, lá nhỏ hơn (dưới 1 mm), có mũi nhọn cong vào trong. Nón đơn tính cùng gốc; nón đực hình trứng hay hình bầu dục, dài 1 cm, mọc ở nách lá; nón cái gần hình cầu, đường kính 1,6 – 2,2 cm, mọc ở đỉnh cành ngắn, khi chín tách thành 5 – 8 đôi vẩy màu nâu đỏ, hoá gỗ, hình khiên, đỉnh hình tam giác, lõm giữa và có mũi nhọn. Mỗi vẩy hữu thụ mang hai hạt với 2 cánh không bằng nhau.

Hình ảnh cây, thân, lá, quả cây Pơ mu
Hình ảnh cây, thân, lá, quả cây Pơ mu ( Theo SỔ TAY NHẬN BIẾT
CÁC LOÀI CÂY GỖ THƯỜNG GẶP
KIỂU RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH VÀ NỬA RỤNG LÁ
Ở TÂY NGUYÊN)

Sinh học, sinh thái

Quả chín vào tháng 5 – 6. Loài thuộc yếu tố Đông Á. Trung sinh và ưa sáng, không chịu được lửa rừng, trên đất granít hoặc đá vôi, ở độ cao khoảng 900 – 2400 m, mọc rải rác hoặc tạo thành rừng thuần loại hay đơn độc ở trên sườn hoặc đỉnh núi cùng với một số loài Thông khác như: Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W. C. Cheng & L. K. Fu), Thiết sam đông bắc (Tsuga chinensis (Franch.) Pritz. var. chinensis), Thông tre(Podocarpus neriifolius D. Don) và một số loài cây lá rộng như Sồi (Quercus spp.), vv…. , tái sinh từ hạt tốt.

Phân bố

Hình ảnh cây Pơ mu và khu vực phân bố ở Việt Nam
Hình ảnh cây Pơ mu và khu vực phân bố ở Việt Nam

Trong nước: Gặp ở vùng Tây Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình), Đông bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai) và các tỉnh thuộc vùng bắc, trung và nam dải Trường Sơn từ Hà Tĩnh tới Lâm Đồng (Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà).

Thế giới: Nam Trung Quốc, trong đó có 2 tỉnh giáp với Việt Nam là Vân Nam và Quảng Đông; Bắc Lào.

Tình trạng

Gần đây đã phát hiện thêm nhiều vùng phân bố mới, thậm chí trong những vùng đang có kế hoạch xây dựng các Khu bảo tồn thiên nhiên mới. Mặc dù đã có nghị định của chính phủ cấm khai thác và vận chuyển loài gỗ này, song hiệu quả vẫn còn hạn chế; trên thị trường tự do vẫn có thể mua được gỗ với số lượng lớn và người tiêu dùng vẫn muốn sử dụng gỗ trong xây dựng và làm hàng mỹ nghệ. Vì vậy loài này vẫn có nguy cơ bị tuyệt chủng nếu không kịp thời bảo vệ triệt để.

Phân hạng: EN A1a,c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “biết không chính xác” (Bậc K) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ – CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích th­­­ư­ơng mại.

Đặc điểm của gỗ Pơ mu

  • Gỗ Pơ mu là loài gỗ quý, có giá trị thương mại lớn, dùng trong xây dựng, trang trí nhà ở, đóng đồ gỗ cao cấp và làm hàng mỹ nghệ; trước đây người H’Mông thường dùng để lợp nhà và thưng vách vì dễ chẻ và chịu đựng được mưa nắng, không mối mọt.
  • Than gỗ Pơ mu cho nhiệt lượng cao.
  • Gỗ rễ dùng để chưng cất tinh dầu làm thuốc và hương liệu.

Từ đặc điểm này chúng ta dễ dàng nhận ra ưu và nhược điểm của gỗ Pơ mu

Ưu điểm

Nói đến ưu điểm của gỗ Pơ mu trước hết, phải kể đến vẻ đẹp của gỗ pơ mu, loại gỗ này có tính thẩm mỹ rất cao nhờ những đường vân gỗ đẹp. Đồng thời, gỗ pơ mu nhẹ và bền, không bị mối mọt, độ liên kết giữa các phân tử trong gỗ khá cao nên có thể chịu được sự va đập tốt cũng như sự tác động của các loại ốc vít to.

Ngoài ra, gỗ pơ mu là một loại gỗ có mùi hương rất nhẹ nhàng, đem đến cảm giác thoải mái và thư giãn cho người sở hữu. Cũng chính nhờ mùi hương đặc trưng mà gỗ pơ mu còn có khả năng xua đuổi côn trùng như muỗi.

Gỗ Pơ mu có vân gỗ đẹp và có mùi thơm đuổi được muỗi
Gỗ Pơ mu có vân gỗ đẹp và có mùi thơm đuổi được muỗi

Nhược điểm của Gỗ Pơ mu

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, gỗ pơ mu vẫn tồn tại một số nhược điểm. Cây gỗ pơ mu vốn là loại cây sinh trưởng chậm, do đó không có khả năng đáp ứng kịp nhu cầu sử dụng trên thị trường.

Thêm vào đó, giá gỗ pơ mu rất đắt, có khuynh hướng tăng dần theo thời gian. Nguyên nhân giá gỗ tăng cao cũng bởi do gỗ pơ mu bị khai thác quá nhiều nên khan hiếm. Đáng chú ý nhất, vì vốn là một loại gỗ quý hiếm nên gỗ pơ mu thường bị đánh tráo với các loại gỗ khác.

Nhận biết gỗ Pơ mu

Hiện nay, trên thế giới, Pơ mu chỉ còn duy nhất 1 loài nên chúng rất quý hiếm. Việc nhận biết được gỗ Pơ mu sẽ giúp cho các bạn tránh bị lừa với một số loại gỗ khác. Bằng những phương pháp sau đây các bạn sẽ dễ dàng phân phân biệt được loại gỗ này.

Cách nhận biết gỗ Pơ mu tự nhiên
Cách nhận biết gỗ Pơ mu tự nhiên
  • Ghi nhớ đặc điểm nhận dạng của cây (Đã đề cập trên phần đầu bài viết này)
  • Quan sát bề mặt gỗ: Pơ mu thường có màu vàng hoặc vàng đậm, thớ gỗ mịn, đường vân đẹp rõ ràng, trọng lượng nhẹ, không bị cong vênh. Đặc biệt, gỗ Pơ mu có mùi hương rất đặc trưng, dễ chịu, có thể duy trì trong khoảng 3 năm kể từ khi bề mặt gỗ được chà sạch.
  • Gỗ pơ mu sẽ có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, sát trùng, không lo bị mối mọt và có thể chống được một số loài côn trùng như gián, muỗi hay kiến.

Ứng dụng của gỗ Pơ mu

Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như chất gỗ bền, màu gỗ sáng và sang, vân gỗ đẹp, lên lớp phủ đồng màu và chất xơ mịn nên Pơ Mu thường được sử dụng trong thiết kế nội thất như làm sàn gỗ, ốp trần, bàn ghế, đóng cửa, đóng tủ, kệ, giường, trang trí trong nội thất…

ứng dụng gỗ Pơ mu để làm sàn nhà, tủ bếp
ứng dụng gỗ Pơ mu để làm sàn nhà, tủ bếp
Gỗ pơ mu làm giường tủ
Gỗ pơ mu làm giường tủ

Xem thêm: 10 loại gỗ tốt nhất làm giường ngủ gỗ tự nhiên và giá bán

Pơ mu dùng làm lộc bình, đồ trang trí phong thủy
Pơ mu dùng làm lộc bình, đồ trang trí phong thủy
Tượng gỗ Pơ mu
Tượng gỗ Pơ mu thơm và đẹp mãn nhãn

Với việc được sử dụng rộng rãi và độ khan, quý hiếm như vậy thì giá Pơ mu hiện này như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu giá pơ mu nguyên liệu và giá pơ mu sản phẩm hoàn thiện nhé.

Giá gỗ Pơ mu

Giá Pơ mu nguyên liệu

Thực tế thì để giải đáp vấn đề gỗ Pơ Mu giá bao nhiêu chúng ta cần xem xét trên nhiều góc độ. Bởi không có mức giá cố định cho tất cả các loại gỗ này. Để biết mức giá chính xác cần phải đánh giá theo:

  • Chất lượng của vân gỗ xấu hay đẹp
  • Tuổi thọ của gỗ là gỗ lâu đời hay không
  • Kích thước thớ gỗ

Theo khảo sát giá trên thị trường thì gỗ Pơ mu xẻ >3m có giá 48 triệu đồng/ m3. Tuy nhiên đây chỉ là mức giá mang tính chất tham khảo vì giá thực tế còn dựa vào các yếu tố đã đề cập phía trên.

Giá gỗ Pơ mu nguyên liệu phụ thuộc nhiều yếu tố
Giá gỗ Pơ mu nguyên liệu phụ thuộc nhiều yếu tố

Giá sản phẩm làm từ Pơ mu

Pơ mu nguyên liệu có giá thành không hề rẻ nên các sản phẩm làm từ loại gỗ này chắc chắn cũng rất đắt đỏ. Cùng Topnoithat khảo sát một số sản phẩm làm từ gỗ Pơ mu đang được giao bán trên thị trường.

Giá bàn ghế được làm từ gỗ Pơ mu
Giá bàn ghế được làm từ gỗ Pơ mu
Giá tượng gỗ được làm từ cây Pơ mu
Giá tượng gỗ được làm từ cây Pơ mu
Giường ngủ gỗ Pơ mu tùy kích thước thường có giá trên 10 triệu đồng

Những câu hỏi thường gặp về gỗ Pơ mu

Gỗ Pơ mu có bị mối mọt không?

Gỗ Pơ mu là gỗ nhóm 1- Nhóm gỗ bền, tốt, có giá trị kinh tế, vân gỗ đẹp, có mùi thơm được sử dụng trong xây dựng nhà cửa, đóng tàu thuyền, làm đồ nội thất. Với đặc điểm của gỗ là có mùi hương xua đuổi được côn trùng, gỗ không bị mối mọt.

Xem thêm: Gỗ nhóm I – các loại cây gỗ nhóm 1, đặc tính, ứng dụng

Gỗ Pơ mu có bị cong vênh?

Gỗ Pơ mu thuộc chi Hoàng Đàn– Đây là loại gỗ quý có mùi hương, không cong vênh, mối mọt khi sử dụng. Gỗ cũng rất dễ gia công. Đây được coi là loại gỗ hoàn hảo.

Như vậy qua bài viết bạn đã có thể hình dung khái quát về gỗ Pơ mu – gỗ tự nhiên nhóm 1- nhóm gỗ tốt và bền chắc. Nếu yêu thích các loại gỗ tự nhiên hãy tiếp tục theo dõi Topnoithat để có thêm nhiều thông tin về các loại gỗ khác nhé.

Xem thêm chủ đề liên quan

Trả lời

Check Also

Top 50 mẫu tranh hoa Tulip trang trí nhà cửa

Tranh hoa Tulip được coi là một trong các mẫu tranh được nhiều người lựa chọn trang trí nh…