Gỗ nhóm VI gồm khoảng 70 loại, tuy không phải gỗ tốt và quý, nhưng lại được dùng khá phổ thông và có tính ứng dụng cao. Trong đó nổi bật là những loại gỗ như: Xoan đào, Xoan ta, Bạch đàn, Chiêu liêu, Chò, gỗ Kháo, Muỗm, Quế, Ràng ràng, gỗ Re, Sâng,… Bài biết này TOPnoithat xin giới thiệu chi tiết các loại cây gỗ tự nhiên thuộc nhóm 6, các đặc điểm tính chất và ứng dụng chính của chúng.
Các loại gỗ tự nhiên nhóm 6
Theo Bảng phân loại nhóm gỗ tại Việt Nam thì có khoảng gần 500 loài cây gỗ tự nhiên được xếp vào 8 nhóm. Trong đó Nhóm VI gồm 70 loại, cụ thể như bảng chi tiết dưới đây:
STT | TÊN LOẠI GỖ NHÓM VI | TÊN KHOA HỌC | TÊN ĐỊA PHƯƠNG |
1 | Ba khía | Lophopetalum wallichii Kurz | – |
2 | Bạch đàn chanh | Eucalyptus citriodora Hook | – |
3 | Bạch đàn đỏ | Eucalyptus robusta Sm. | – |
4 | Bạch đàn liễu | Eucalyptus tereticornis Sm. | – |
5 | Bạch đàn trắng | Eucalyptus camaldulensis Deh. | – |
6 | Bứa lá thuôn | Garcinia oblongifolia Champ. | – |
7 | Bứa nhà | Garcinia loureiri Pierre | – |
8 | Bứa núi | Garcinia Oliveri Pierre | – |
9 | Bồ kết giả | Albizia lebbekoides (DC.) Benth | – |
10 | Cáng lò | Betula alnoides Halmilton | – |
11 | Cầy | Ivringia malayana Oliver | Kơ-nia |
12 | Chẹo tía | Engelhardtia chrysolepis Hance | – |
13 | Chiêu liêu | Terminalia chebula Roxb. | – |
14 | Chò nếp | – | – |
15 | Chò nâu | Dipterocarpus tonkinensis A.Chev. | – |
16 | Chò nhai | Anogeissus acuminata Wall | Râm |
17 | Chò ổi | Platanus Kerrii | Chò nước |
18 | Da | Cerlops divers | – |
19 | Đước | Rhizophora conjugata Linh. | – |
20 | Hậu phát | Cinamomum iners Reinw | Quế lợn |
21 | Kháo chuông | Actinodaphne sp. | – |
22 | Kháo | Symplocos ferruginea | – |
23 | Kháo thối | Machilus sp. | – |
24 | Kháo vàng | Machilus bonii H.Lec. | – |
25 | Khế | Averrhoa carambola Linn. | – |
26 | Lòng mang | Pterospermum diversifolium Blume | – |
27 | Mang kiêng | Pterospermum truncatolobatum Gagnep. | – |
28 | Mã nhâm | – | – |
29 | Mã tiền | Strychosos nux – Vomica Linn. | – |
30 | Máu chớ | Knemaconferta var tonkinensis Warbg. | Huyết muông |
31 | Mận rừng | Pranus triflora | – |
32 | Mắm | Avicenia officinalis Linn. | – |
33 | Mắc niễng | Eberhardtia tonkinensis H. Lec. | – |
34 | Mít nài | Artocarpus asperula Gagret. | – |
35 | Mù u | Callophyllum inophyllum Linn. | – |
36 | Muỗm | Mangifera foetida Lour. | – |
37 | Nhọ nồi | Diospyros erientha champ | Nho nghẹ |
38 | Nhội | Bischofia trifolia Bl. | Lội |
39 | Nọng heo | Holoptelea integrifolia Pl. | Chàm ổi, Hôi |
40 | Phay | Duabanga sonneratioides Ham. | – |
41 | Quao | Doliohandrone rheedii Seen. | – |
42 | Quế | Cinamomum cassia Bl. | – |
43 | Quế xây lan | Cinamomum Zeylacicum Nees. | – |
44 | Ràng ràng đá | Ormosia pinnata | – |
45 | Ràng ràng mít | Ormosia balansae Drake | – |
46 | Ràng ràng mật | Ormosia sp | – |
47 | Ràng ràng tía | Ormosia sp. | – |
48 | Re | Cinamomum albiflorum Nees. | – |
49 | Sâng | Sapindus oocarpus Radlk. | – |
50 | Sấu | Dracontomelum duperreanum Pierre | – |
51 | Sấu tía | Sandorium indicum Cav. | – |
52 | Sồi | Castanopsis fissa Rehd et Wils | – |
53 | Sồi phăng | Quercus resinifera A.Chev. | Giẻ phảng |
54 | Sồi vàng mép | Castanopsis sp | – |
55 | Săng bóp | Ehretia acuminata R.Br. | Lá ráp |
56 | Trám hồng | Canarium sp. | Cà na |
57 | Tràm | Melaleuca leucadendron Linn. | – |
58 | Thôi ba | Alangium Chinensis Harms. | – |
59 | Thôi chanh | Evodia meliaefolia Benth. | – |
60 | Thị rừng | Diospyros rubra H.Lec. | – |
61 | Trín | Schima Wallichii Choisy | – |
62 | Vẩy ốc | Dalbengia sp. | – |
63 | Vàng rè | Machilus trijuga | Vàng danh |
64 | Vối thuốc | Schima superba Gard et Champ. | – |
65 | Vù hương | Cinamomum balansae H.Lec | Gù hương |
66 | Xoan ta | Melia azedarach Linn. | – |
67 | Xoan nhừ | Spondias mangifera Wied. | – |
68 | Xoan đào | Pygeum arboreum Endl. et Kurz | – |
69 | Xoan mộc | Toona febrifuga Roem | – |
70 | Xương cá | Canthium didynum |
Đặc điểm và Ứng dụng của gỗ tự nhiên nhóm VI
Đặc điểm chung của các loại gỗ nhóm 6 là gỗ nhẹ, sức chịu lực kém, dễ bị mối mọt, co ngót cong vênh, khá dễ chế biến nhưng cần xỷ lý kỹ để đạt được độ bền cho sản phẩm. Nhưng thực tế không hẳn gỗ nào cũng như vậy, một số loại có những khả năng đặc biệt riêng…
Gỗ nhóm VI thuộc cấp phổ thông, nhiều loại cây thuộc rừng trồng, nguồn nguyên liệu dồi dào và giá thành khá rẻ. Bởi vậy, trong đóng đồ nội thất hiện đại thì nhóm 6 là nhóm gỗ được ứng dụng nhiều nhất. Dưới đây là một số loại chính:
- Gỗ Xoan đào là gỗ thuộc nhóm 6 được sử dụng rất phổ thông để đóng giường ngủ, tủ quần áo, tủ bếp, kệ tivi, bàn ghế gỗ phòng khách, bàn ghế ăn, ván sàn, làm đồ mỹ nghệ, đóng cửa và khuông cửa,… Nguồn gỗ chủ yếu là xoan đào rừng (thường là rừng trồng) hay nhập khẩu. Cây xoan đào có thân gỗ to, phát triển nhanh nên khi trồng rừng chỉ cần 5-8 năm là đã có thể khai thác lấy gỗ, cho giá trị kinh tế cao. Gỗ xoan đào đặc trưng có màu hồng nhạt đến đỏ đậm rất đẹp, khá cứng và chịu lực tốt, ít bị cong vênh – mối mọt – nứt nẻ nhất là khi xử lý gỗ kỹ và sơn phù PU đảm bảo.
- Gỗ xoan ta cũng là cây thuộc nhóm VI, khác với Xoan Đào thì cây Xoan ta nhỏ hơn, gỗ có màu sáng (vàng nhạt hoặc nâu nhạt) và cũng xốp hơn, chịu lực kém,…nhưng chống mối mọt cực tốt vì Xoan ta các bộ phận đều có độc tính. Gỗ Xoan ta có thể dùng để đóng cửa, bàn ghế và đồ dùng trong nhà, đóng giường tủ giá rẻ… Để chất lượng gỗ tốt thì theo kinh nghiệm dân gian sau khi chặt hạ cần phải ngâm cây trong nước 6 tháng đến 1 năm, hoặc phải tẩm sấy kỹ càng.
- Gỗ Bạch đàn khá quen thuộc với người dân Việt Nam và trước đây được ứng dụng rộng rãi vào nhiều mục đích. Từ làm gỗ xây dựng như làm nhà, cột, kèo, cửa cổng… đến đóng đồ nội thất như bàn ghế, làm nguyên liệu giấy, ván sàn, làm củi… Cây Bạch Đàn thuộc nhóm 6, gồm nhiều loại như bạch đàn trắng, bạch đàn đỏ, bạch đàn chanh, bạch đàn lá liễu… Bạch đàn có thời gian sinh trường ngắn, lớn nhanh, trồng khoảng 5-7 năm là có thể bắt đầu cho thu hoạch được. Gỗ bạch đàn thực tế không được chất lượng nên hiện ít được dùng để đóng đồ nội thất mà chủ yếu được trồng để làm nguyên liệu giấy, pallet, ván sàn…
- Gỗ Bứa gồm Bứa lá thuôn, Bứa nhà, Bừa núi…là cây gỗ tự nhiên thuộc nhóm VI. Cây bứa có thời gian sinh trưởng nhanh, tùy nhiên chất lượng gỗ không tốt lắm. Thường được dùng để đóng các đồ nội thất giá rẻ bình dân và các mục đích khác, vỏ và lá có thể nấu canh và làm các vị thuốc…
- Gỗ Kháo vàng thường có màu vàng tươi trông khá đẹp mắt và phần giác gỗ thì thường có màu vàng nhạt hoặc trắng ngà, tuy nhiên không có sự phân biệt rõ lắm giữa phần lõi và rác gỗ. Cây gỗ Kháo vàng mọc tự nhiên (cũng như được trồng) khá nhiều ở nước ta, có giá thành rẻ, gỗ khá chắc và bền, thớ gỗ mịn đẹp, chống mối mọt tương đối tốt, bởi vậy cũng được ứng dùng nhiều trong nội thất và xây dựng. Đặc biệt là làm cửa gỗ, ván sàn kháo vàng, điêu khắc tượng…
- Gỗ Muỗm thuộc nhóm 6, có giá thành khá rẻ. Loại gỗ này có thớ gỗ mịn và đẹp, dễ chế biến và chế tác các đồ đạc. Ngày trước hay được người dân dùng để chế tạo nông cụ và các bàn ghế, cửa cổng… Hiện gỗ Muỗn được ứng dụng nhiều làm sàn gỗ, đóng tủ, kệ chén, sàn gỗ, bàn ghế, giường, cánh cửa…
- Gỗ Phay thuộc nhóm VI, thường gồm 2 loại là Phay vàng và Phay đen. Gỗ Phay vàng có màu vàng cánh gián với những đường vân gỗ màu đen đồng đều, cho ra các sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, rất đẹp mắt. Còn gỗ Phay đen thường có màu nâu đen pha lẫn vàng, thi thoảng có những đốm đen pha lẫn. Nhìn chung chất lượng gỗ Phay khá tốt, rắn chắc, ít bị mối mọt, cong vênh… Có thể dùng gỗ Phay để đóng các đồ gỗ mỹ nghệ hay đồ nội thất đa dạng khác như: sập gỗ, lục bình gỗ, đồ thờ gỗ, đóng bàn ghế, tủ áo…
- Gỗ Ràng Ràng Mít có màu vàng nhạt, chất gỗ mềm và nhẹ, dễ bị mối mọt cong vênh… Tuy nhiên thớ gỗ khá mịn và đẹp, thường được dùng để đóng các đồ nội thất giá rẻ như tủ quần áo, bàn ghế, tủ thờ, làm nhà, trụ mỏ…
- Gỗ Sâng thuộc nhóm VI, hay được dùng để đóng bàn ghế, tủ tivi, bàn ghế ăn, giường ngủ…
- Gỗ Tràm có màu trầm ấm sang trọng, mùi hương nhẹ của tinh dầu tạo sự thoải mái, chất gỗ cũng khá bền, có khả năng chống mối mọt tốt, nhẹ và dễ chế biến… Gỗ tràm thuộc nhóm 6, hiện chủ yếu được khai thác từ cây rừng trồng nên giá thành rẻ, nguồn cung nhiều và phong phú. Được ứng dụng rộng rãi vào nhiều mục đích như: làm nguyên liệu giấy, chiết xuất tinh dầu, làm sàn gỗ, ốp tường, đóng các đồ nội thất bình dân như giường, tủ áo, bàn ghế, kệ…
- …
Trên đây TOPnoithat đã giới thiệu bảng chi tiết các loại cây gỗ tự nhiên thuộc nhóm 6 cũng như các đặc tính và ứng dụng của các loại nổi bật. Như đã nói, gỗ tự nhiên nhóm VI không quý cũng chẳng tốt, nhưng đó là so sánh với tiêu chuẩn của gỗ loại I,II. Trong thực tế đóng đồ nội thất hiện đại thì gỗ nhóm 6 lại được dùng có thể nói là nhiều nhất. Nếu bạn đang cần đóng đồ nội thất hiện đại như bàn ghế phòng khách, bàn ăn, kệ tivi, giường, tủ áo, tủ bếp, sàn gỗ… thì những loại gỗ thuộc nhóm VI như Xoan Đào, gỗ Sồi hay Tần Bì, Óc chó…hẳn sẽ là lựa chọn tối ưu nhất hiện nay.
Ngoài ra, quý khách có thể tham khảo thêm:
Bảng phân loại nhóm gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam (chi tiết 8 nhóm chính và 2 nhóm cấm khai thách – IA, IIA , cùng nhiều thông tin hữu ích khác).
Gỗ nhóm I, đặc điểm và ứng dụng
Gỗ nhóm II, đặc điểm và ứng dụng
Gỗ nhóm III, đặc điểm và ứng dụng
Gỗ nhóm IV, đặc điểm và ứng dụng
Gỗ nhóm V, đặc điểm và ứng dụng
Gỗ nhóm VII, đặc điểm và ứng dụng
Gỗ nhóm VIII, đặc điểm và ứng dụng
Cảm ơn quý khách đã dành thời gian xem bài viết này!