Gỗ nhóm V gồm 65 loài, phổ biến có tỷ trọng nhẹ, cường độ E, khả năng uốn và chịu lực va đập rất thấp, dễ chế tác… Là những loại cây không quá quý, có giá thành rẻ nên được ứng dụng khá nhiều trong xây dựng và đóng đồ nội thất. Những cây gỗ tự nhiên thuộc nhóm 5 điển hình có thể kể đến như gỗ chò, gỗ cồng, gỗ dầu, gỗ giẻ, gỗ gội, thông,…
Dưới đây là thông tin chi tiết các loại và ứng dụng của chúng để quý khách tham khảo.
Các loại gỗ tự nhiên thuộc nhóm 5
Theo bảng phân loại nhóm gỗ tại Việt Nam hiện hành thì có 65 loại cây gỗ tự nhiên được xếp vào nhóm V. Cụ thể như bảng dưới đây:
STT | TÊN LOẠI GỖ | TÊN KHOA HỌC | TÊN ĐỊA PHƯƠNG |
1 | Bản xe | Albizia lucida Benth. | – |
2 | Bời lời giấy | Litsea polyantha Juss | – |
3 | Ca bu | Pleurostylia opposita Merr. et Mat. | – |
4 | Chò lông | Dipterocarpus pilosus Roxb. | – |
5 | Chò xanh | Terminalia myriocarpa Henrila | – |
6 | Chò xót | Schima crenata Korth | – |
7 | Chôm chôm | Nephelium bassacense Pierre | – |
8 | Chùm bao | Hydnocarpus anthelminthica Pierre | – |
9 | Cồng tía | Callophyllum saigonensis Pierre | – |
10 | Cồng trắng | Callophyllum dryobalanoides Pierre | – |
11 | Cồng chìm | Callophyllum sp. | – |
12 | Dái ngựa | Swietenia mahogani Jaco. | – |
13 | Dầu | Dipterocarpus sp. | – |
14 | Dầu rái | Dipterocarpus alatus Roxb. | – |
15 | Dầu chai | Dipterocarpus intricatus Dyer | – |
16 | Dầu đỏ | Dipterocarpus duperreanus Pierre | – |
17 | Dầu nước | Dipterocarpus jourdanii Pierre | – |
18 | Dầu sơn | Dipterocarpus tuberculatus Roxb. | – |
19 | Giẻ gai | Castanopsis tonkinensis Seen | – |
20 | Giẻ gai hạt nhỏ | Castanopsis chinensis Hance | – |
21 | Giẻ thơm | Quercus sp. | – |
22 | Giẻ cau | Quercus platycalyx Hickel et camus | – |
23 | Giẻ cuống | Quercus chrysocalyx Hickel et camus | – |
24 | Giẻ đen | Castanopsis sp. | – |
25 | Giẻ đỏ | Lithocarpus ducampii Hickel et A.camus | – |
26 | Giẻ mỡ gà | Castanopsis echidnocarpa A.DC. | – |
27 | Giẻ xanh | Lithocarpus pseudosundaica (Kickel et A.Camus) Camus | – |
28 | Giẻ sồi | Lithocarpus tubulosus Camus | Sồi vàng |
29 | Giẻ đề xi | Castanopsis brevispinula Hickel et camus | – |
30 | Gội tẻ | Aglaia sp. | Gội gác |
31 | Hoàng linh | Peltophorum dasyrachis Kyrz | – |
32 | Kháo mật | Cinamomum sp. | – |
33 | Ké | Nephelium sp. | Khé |
34 | Kè đuôi dông | Makhamia cauda-felina Craib. | – |
35 | Kẹn | Aesculus chinensis Bunge | – |
36 | Lim vang | Peltophorum tonkinensis Pierre | Lim xẹt |
37 | Lõi thọ | Gmelina arborea Roxb. | – |
38 | Muồng | Cassia sp. | Muồng cánh dán |
39 | Muồng gân | Cassia sp. | – |
40 | Mò gỗ | Cryptocarya obtusifolia Mer | – |
41 | Mạ sưa | Helicia cochinchinensis Lour | – |
42 | Nang | Alangium ridley king | – |
43 | Nhãn rừng | Néphélium sp. | – |
44 | Phi lao | Casuarina equisetifolia Forst. | Dương liễu |
45 | Re bàu | Cinamomum botusifolium Nees | – |
46 | Sa mộc | Cunninghamia chinensis R.Br | – |
47 | Sau sau | Liquidambar formosana hance | Táu hậu |
48 | Săng táu | – | – |
49 | Săng đá | Xanthophyllum colubrinum Gagnep. | – |
50 | Săng trắng | Lophopetalum duperreanum Pierre | – |
51 | Sồi đá | Lithocarpus cornea Rehd | Sồi ghè |
52 | Sếu | Celtis australis persoon | Áp ảnh |
53 | Thành ngạnh | Cratoxylon formosum B.et H. | – |
54 | Tràm sừng | Eugenia chanlos Gagnep. | – |
55 | Tràm tía | Sysygium sp | – |
56 | Thích | Acer decandrum Nerrill | Thích 10 |
57 | Thiều rừng | Néphelium lappaceum Linh | Vải thiều |
58 | Thông đuôi ngựa | Pinusmassonisca Lambert | Thông tầu |
59 | Thông nhựa | Pinusmerkusii J et Viers | Thông ta |
60 | Tô hạp điện biên | Altmgia takhtadinanii V.T. | Thái |
61 | Vải guốc | Mischocarpus sp. | – |
62 | Vàng kiêng | Nauclea purpurea Roxb. | – |
63 | Vừng | Careya sphaerica Roxb. | – |
64 | Xà cừ | Khaya senegalensis A.Juss | – |
65 | Xoài | Mangifera indica Linn |
Trong bảng gỗ nhóm V ở trên có những loại được sử dụng khá phổ biến trong xây dựng và nội thất. Có thể kể tới như gỗ Thông, Xà cừ, gỗ Muồng, gỗ Dẻ, gỗ Gội, gỗ Dầu, Dải Ngựa, Chò lông, chò Xanh, gỗ Cồng, Săng đá, Tràm, Thích, Vàng kiên,…
Ứng dụng chính của từng loại gỗ nhóm V
Trong bảng phân loại nhóm gỗ tại Việt Nam thì các loại gỗ tự nhiên thuộc nhóm 5 không quá quý hiếm, nguồn cung nhiều, giá thành rẻ… Được sử dụng nhiều để chế biến nội thất và xây dựng, làm nguyên liệu gỗ công nghiệp, nguyên liệu giấy,…và nhiều ngành kinh tế khác.
Đặc điểm chung của gỗ nhóm V đều là các gỗ nhẹ, cường độ E, khả năng uốn và chịu lực va đập rất thấp, độ bền tự nhiên hơi kém. Các loại gỗ này khá dễ chế tác, đẽo, gọt,…nếu phải sử dụng đinh, vít, keo thì loại gỗ này cung rất bám đinh, vít, keo. Khi sản xuất đồ nội thất muốn bền, đẹp thường phải đánh bóng gỗ, sơn phủ kỹ lưỡng trong quá trình sản xuất, nếu không gỗ dễ nứt, cong, co ngót trong quá trình sử dụng, khả năng chống mối mọt của những loại gỗ này cũng không được tốt.
Tất nhiên cùng là gỗ nhóm 5 thì vẫn có loại tốt loại kém, loại cứng loại mềm, màu sắc vân gỗ đa dạng, ứng dụng vì thế cũng khác nhau. Dưới đây TOPnoithat xin điểm qua ứng dụng chính của một số cây gỗ thuộc nhóm V hay được dùng.
- Gỗ Thông có thể nói là loại gỗ tự nhiên nhóm 5 được dùng phổ biến nhất. Cây thông tự nhiên có thể sống được vài trăm năm, tuy nhiên gỗ sử dụng trong thực tế thường là gỗ rừng trồng, tuổi khai thác thường từ 20-25 năm. Gỗ thông (tùy loại: thông Trắng, thông Đỏ, Vàng,…) thường có màu đỏ nhạt, dát gỗ trắng hơi ngả màu vàng nâu, vân gỗ đẹp nhưng thường có nhiều mắt, dễ hút ẩm, loại gỗ này cũng có khả năng chịu lực rất tốt, ít bị biến dạng sau khi sấy. Gỗ thông thuộc nhóm V là cây rừng trồng nên giá thành rẻ và nguồn cung cấp dồi dào, được ứng dụng rộng rãi làm đồ nội thất giá rẻ như bàn ghế, tủ áo, tủ bếp,… làm gỗ xây dựng, gỗ pallet, nguyên liệu giấy,…
- Gỗ Xà Cừ thuộc nhóm V cũng là loại khá quen thuộc. Loại gỗ này có màu đỏ nhạt, lõi gỗ có màu đỏ tươi và đậm hơn, chất gỗ tương đối rắn chắc và tốt, tuy nhiên gỗ xẻ nếu không xử lý đúng cách sẽ dễ bị cong vênh và nứt rãnh làm giảm giá trị… Gỗ xà cừ hiện được trồng khá nhiều ở Việt Nam (cả rừng trồng, cây đô thị, gỗ nhập khẩu…) và được ứng dụng nhiều trong làm đồ nội thất, làm gỗ xây dựng,…
- Gỗ Sếu là loại gỗ có giá thành khá rẻ (2-4tr/m3) và được ứng dụng nhiều trong làm đồ nội thất như làm tủ bếp, cửa và khuôn cửa, đồ gỗ chạm khảm,… Loại gỗ này thường có màu xám vàng cho đến màu nâu nhạt sọc vàng, không tác biệt rõ phần tâm gỗ và dát gỗ, tương đối cứng, dễ chế biến gia công…nhưng khả năng kháng sâu mọt cực kém, cần sấy, chế biến và sơn phủ tốt.
- Gỗ Chò Xanh thuộc nhóm 5 có đặc điểm khá cứng và bền, ít bị cong vênh, chống mối mọt tốt, có mùi thơm nhẹ và dễ gia công chế biến… Gỗ Chò Xanh hiện chủ yếu được ứng dụng để đóng các đồ nội thất như bàn ghế ngồi, bàn ghế ăn, tủ quần áo, giường, đóng cầu thang, làm cửa, sàn nhà…
- Gỗ Dải Ngựa hay vẫn quen gọi là gỗ Dái Ngựa (quả có hình khá giống) là cây gỗ tự nhiên thuộc nhóm V. Gỗ Dái Ngựa có đặc tính mềm, rất xốp, khi xẻ ra phôi thường bị xơ nên cần nhiều công đánh giấy giáp để đặt sự bóng mịn cần thiết, vân gỗ có màu đỏ hồng cho đến sáng trắng… Là loại gỗ kém nhưng có giá thành rẻ nên cũng hay được dùng để đóng đồ nội thất bình dân trong nhà như cửa phòng trong nhà, bàn ghế, tủ áo, vách ngăn, lam ốp trần nhà…
- Gỗ Dầu thuộc nhóm 5 (có nhiều loại khác nhau như Dầu đỏ, Dầu rái, Dầu nước…). Là loại gỗ tương đối cứng, ngăn mối mọt tốt, dễ gia công và có giá thành vừa phải. Có thể dùng gỗ Dầu để đóng bàn ghế, giường tủ, tay vịn cầu thang, làm cửa và khuôn cửa, sàn nhà gỗ, chế tác các công cụ…
- Gỗ Dẻ gai có thể dùng làm đồ nội thất trong nhà, làm bột giấy, củi đun lò sưởi…
- Gỗ Dẻ đỏ chống sâu mọt tốt, hay được dùng làm vật liệu xây dựng, tà vẹt đường tàu, trụ mỏ, đóng sàn và thùng xe…
Trên đây TOPnoithat đã giới thiệu thông tin cơ bản của các loại gỗ tự nhiên thuộc nhóm 5 trong bảng phân loại nhóm gỗ tại Việt Nam. Cũng như ứng dụng cơ bản của các loại gỗ nhóm V được dùng nhiều và phổ thông. Hy vọng thông tin hữu ích với quý khách.
Ngoài ra, quý khách có thể tham khảo thêm:
Bảng phân loại nhóm gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam (chi tiết 8 nhóm chính và 2 nhóm cấm khai thách – IA, IIA , cùng nhiều thông tin hữu ích khác).
Gỗ nhóm I, đặc điểm và ứng dụng
Gỗ nhóm II, đặc điểm và ứng dụng
Gỗ nhóm III, đặc điểm và ứng dụng
Gỗ nhóm IV, đặc điểm và ứng dụng
Gỗ nhóm VI, đặc điểm và ứng dụng
Gỗ nhóm VII, đặc điểm và ứng dụng
Gỗ nhóm VIII, đặc điểm và ứng dụng
Cảm ơn quý khách đã dành thời gian xem bài viết này!