Gỗ mun, gỗ mun sừng là loại gỗ có màu đen được khai thác từ các loài cây thuộc họ Thị, tại Việt Nam thì nó thường được lấy từ loại cây mun nên gọi là gỗ mun.
Gỗ mun sừng là gỗ gì?
Đây là một loại gỗ có màu nâu đen và hơi ánh nâu, chất liệu rắn chắc và bề mặt mịn khiến nó trở thành một trong những loại gỗ quý và được liệu kế vào danh sách đang có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác quá mức.
Đôi nét về cây gỗ mun sừng
(Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 – Phần thực vật – Trang 181)
Tên Việt Nam: MUN (Mun sừng)
Tên Latin: Diospyros mun
Họ: Thị Ebenaceae
Bộ: Thị Ebenales
Lớp (nhóm): Cây gỗ nhỏ
Đặc điểm nhận dạng
- Cây gỗ nhỏ đến trung bình, chia cành sớm, rụng lá, cao 7 – 15 m, đường kính 25 – 30 cm hay hơn.
- Vỏ ngoài màu đen nhạt, nứt dọc nông.
- Cành non mảnh, nhẵn. Lá đơn, mọc cách, hình trái xoan – ngọn giáo, cỡ 5 – 6,5 x 2 – 2,2 cm, nhẵn; chóp có mũi gần tù; gốc nhọn rộng; gân chính lồi ở mặt dưới, gân bên 7 – 8 đôi, lồi trên hai mặt; cuống lá mảnh, dài 9 – 10 mm, nhẵn hoặc hơi có ít lông.
- Hoa đực hoa cái khác gốc. Cụm hoa đực hình xim gồm 3 – 5 hoa mọc ở nách lá; cuống cụm hoa dài 2 – 2,5 mm, mảnh, có lông ngắn; lá đài 4, hình tam giác, dính thành ống cao khoảng 1 mm, có lông và cả lông mép; cánh hoa, màu vàng, hợp thành hình ống, dài 3,5 – 4 mm, có 4 thùy. Nhị 8 – 16, xếp làm hai vòng ở gốc ống tràng; cuống hoa ngắn, có đốt dưới đài. Hoa cái mọc đơn độc ở nách lá; đài hình chén, ống cao 2,5 mm; 4 thùy cao 3,5 mm, rộng 4 mm; cánh hoa màu vàng, hình, ống cao 4 mm; 4 thùy dài 5 mm; nhị lép 8 – 10, đính ở gốc ống tràng; bầu hình trứng, 8 ô, mỗi ô chứa 1 noãn; vòi nhụy 3. Cuống hoa mảnh, dài 3 – 5 mm, mang 1 lá bắc rất nhỏ ở đầu.
- Quả gần hình cầu nhỏ, đường kính 1 – 2 cm, màu xanh, nhẵn, khô màu đen, mang đài tồn tại với 4 thùy gập xuống. Hạt dài 6 – 7 mm, giống hạt Cà phê.
Sinh học, sinh thái
Mùa hoa tháng 7 – 12. Tái sinh bằng hạt hoặc bằng chồi nhất là chồi rễ. Cây mọc rải rác hoặc từng đám nhỏ trong rừng khô hay núi đá, sinh trưởng rất chậm, chịu hạn trên đất nghèo feralitic, gần biển, ưa sáng, ở độ cao không quá 800 m.
Phân bố
Trong nước: Khánh Hoà (Vạn Ninh, Ninh Hoà, Diên Khánh, Cam Ranh ), Ninh Thuận (Phan Rang – Tháp Chàm). Về sau các nhà khoa học tìm thấy thêm ở các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Thế giới: Lào, Campuchia.
Tình trạng
Vì là cây gỗ quí rất được ưa chuộng nên đã bị khai thác đến mức cạn kiệt, hiện đã trở nên hiếm rõ rệt.
Phân hạng: EN A1c,d, B1+2a.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “sẽ nguy cấp” (Bậc V). Đề nghị bảo vệ triệt để ở Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận). Cấm khai thác ở các nơi. Nghiên cứu trồng.
Đặc điểm nhận dạng của gỗ mun sừng
- Gỗ có lõi cứng, nặng, khi khô màu đen bóng, đẹp, càng dùng lâu càng lên nước (càng bóng đẹp)
- Đặc biệt gỗ này giòn như than đá
- Khi cắt ngang mặt gỗ sẽ xuất hiện vân nhẹ màu xanh như màu phân ngựa, sau một thời gian ngắn vân gỗ tự động biến mất trở thành màu đen chũi không vân.
Ứng dụng của gỗ Mun sừng
Gỗ mun với giá trị kinh tế cao, được ứng dụng trong nội thất cao cấp hoặc đồ trang trí thủ công mỹ nghệ.
Như vậy, có thể thấy gỗ Mun sừng được ứng dụng làm những đồ trang trí và nội thất vô cùng giá trị và uy quyền.
Giá của gỗ mun sừng
Giá Mun sừng nguyên liệu
Gỗ Mun sừng ở nước ta hiện nằm trong danh mục các loại cây bị cấm khai thác và có giá vô cùng đắt đỏ. Tùy vào độ to, nhỏ, hiếm và độ dị của nó.
Để có giá mun sừng chính xác nhất và cập nhật nhất bạn có thể liên hệ các đơn vị nội thất tại các làng nghề mỹ nghệ.
Giá sản phẩm nội thất làm từ mun sừng
Các đồ nội thất và đồ trang trí, đồ thờ làm từ gỗ mun sừng có giá từ vài triệu đến hàng chục tỉ đồng. Giá 1 số sản phẩm làm từ mun sừng
Những câu hỏi thường gặp về gỗ Mun
Gỗ mun sừng có tốt không?
Việc gỗ Mun sừng nằm ở gỗ nhóm 1- Nhóm gỗ bền, chắc, có giá trị kinh tế đủ để khẳng định gỗ Mun sừng rất tốt.
Ưu điểm của gỗ mun sừng:
- Bề mặt gỗ sau khi được xử lý thì luôn có độ bóng và mịn, đây là ưu điểm mà không loại gỗ nào sánh nổi.
- Là loại gỗ không có tôm gỗ.
- Có một màu đen tuyền sang trọng .
- Không bị mọt, mối.
- Có thể chế tác được nội thất, cửa nhà, đồ mĩ nghệ…
Gỗ mun sừng có cong vênh, mối mọt không?
Dựa vào đặc điểm của gỗ Mun có thể thấy gỗ rất cứng và không bị cong vênh mối mọt. Tuy nhiên vì gỗ cứng nên khó chế tác và dễ xuất hiện các vết chân chim.
Như vậy qua bài viết bạn đã có thể hình dung khái quát về gỗ Mun sừng – gỗ tự nhiên nhóm 1- nhóm gỗ tốt và bền chắc. Nếu yêu thích các loại gỗ tự nhiên hãy tiếp tục theo dõi Topnoithat để có thêm nhiều thông tin về các loại gỗ khác nhé.