Trước khi đi tìm hiểu về Gỗ Gụ mật chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông tin cơ bản của cây gỗ Gụ mật để thất được một cây gỗ quý hình thành và sinh trưởng như thế nào.
Thông tin cơ bản về cây gỗ Gụ mật
Thôn tin được trích dẫn Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 – Phần thực vật – Trang 148.
Tên Việt Nam: GÕ MẬT
Tên khác: Gõ đen, gõ mật, gõ xẻ, Kô, Ku
Tên Latin: Sindora siamensis Teysm. ex Miq. 1867
Synonym: Sindora cochinchinensis Baill. 1871 ; Sindora wallichii var. siamensis (Teysm. ex Miq.) Baker, 1878; Galedupa cochinchinensis (Baill.) Prain. 1897.
Họ: Vang (Một nhánh nhỏ của họ Đậu Fabaceae)
Bộ: Đậu Fabales
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn
Đặc điểm nhận dạng
Cây gỗ to, rụng lá, cao 15 – 20m, đường kính thân tới 0,5 – 0,7m. Lá kép lông chim một lần chẵn, dài 10 – 15cm, có 3 – 4 đôi lá chét. Lá chét hình bầu dục dài hay hình trứng ngược, dài 4 – 9cm, rộng 3 – 4,5cm, có lông rải rác ở mặt trên, có lông dày ở mặt dưới, cuống lá chét dài 4 – 5 mm. Cụm hoa hình chuỳ ở đỉnh cành dài 10 – 25cm, lá bắc hình trứng ít nhiều tồn tại. Đài hình ống có 4 thuỳ, có lông rải rác bên ngoài. Tràng màu đỏ – vàng nhạt, dài 7 mm, có lông ở bên ngoài. Bầu có cuống ngắn, phủ lông dày, vòi dài 15 mm cong, nhẵn, núm nhuỵ hình đầu. Quả đậu dẹt, hình bầu dục rộng, dài 4,5 – 8 ( – 10)cm, có gai thưa, tiết ra nhựa ở đầu gai. Hạt 1 – 3, gần như tròn, dẹt, đường kính 1,5 – 2cm, áo hạt màu vàng cam, hay vàng nâu cứng, rộng bằng hạt.
Sinh học, sinh thái
Mùa hoa tháng 3 – 4, mùa quả chín tháng 7 – 8. Tái sinh bằng hạt tốt. Cây gặp rải rác trong rừng nhiệt đới thường xanh và nửa rụng lá, ở độ cao tới 900 m.
Phân bố
Trong nước: Kontum (Kon Plong, Sa Thầy), Gia Lai (Chư Păh, An Khê), Đắk Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai.
Thế giới: Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia.
Giá trị
Loài cho gỗ tốt, cứng, có màu hồng và có vân nâu đẹp. Được dùng đóng đồ dùng cao cấp trong gia đình (bàn, ghế, giường, tủ) dùng trong điêu khắc và trong xây dựng. Vỏ chứa tanin.
Tình trạng
Do gỗ quý nên bị săn lùng khai thác liên tục, số lượng cá thể trưởng thành giảm sút rất nhanh và trở nên khan hiếm. Khu phân bố do tác động chặt phá rừng nên bị thu hẹp.
Phân hạng: EN A1a,c,d.
Biện pháp bảo vệ
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “biết không chính xác” (K) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ – CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Đã được bảo vệ ở một số khu bảo tồn Tây Nguyên và Nam Trung Bộ nhưng vẫn thường bị khai thác, cần bảo vệ nghiêm ngặt. Có thể thi hành biện pháp khai thác chọn, để lại cây giống và tổ chức trồng.
Gỗ gụ mật là gỗ gì?
Gỗ gụ mật là loại gỗ quý thuộc gỗ nhóm I của Việt Nam. Loại gỗ này rất nổi tiếng được nhiều nghệ nhân thích thú và ưa chuộng nó bởi vì:
- Màu sắc: Gỗ gụ mật thường có thớ thẳng, vân mịn và đẹp, dễ chạm khắc.
- Kích thước: Gỗ gụ mật có nhiều kích thước khác nhau vì thế chúng được sử dụng trong sản xuất và thi công đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp với nhiều hình dáng, sản phẩm bắt mắt.
- Bền theo thời gian: Loại gỗ gụ mật có ưu điểm nổi trội hơn nhiều loại gỗ khác về độ bền cao, ít mối mọt, ít cong vênh.
- Gỗ gụ mật ở đây chính là chất gỗ có màu nâu đen, gỗ mới mới xẻ ra thường thì có màu vàng nâu nhưng để sau một thời gian có thể là đã thành phẩm thì gỗ ngày càng thẫm lại. Gỗ càng ngày càng bóng càng ngày càng thẫm như màu mật ong đã để lâu năm. Để lâu ngày sản phẩm gỗ gõ mật trở thành gỗ quý mà ít gỗ sánh được.
- Mùi gỗ: Gỗ gụ chính gốc có mùi chua nhưng không hăng. Khi bạn đánh vecni gỗ sẽ có màu nâu đậm hoặc màu nâu đỏ.
Gỗ gụ có mấy loại? Cách nhận biết gỗ Gụ mật
Trong tự nhiên, gụ phát triển tại các vùng rừng rậm nhiệt đới thường xanh. Loại cây này khá kén vùng phát triển như nơi mưa ẩm, độ cao không quá 700m so với mực nước biển. Đặc biệt là những nơi có tầng đất dày và không bị úng sau mưa lũ,…
Gỗ gụ có mấy loại?
Hiện nay gỗ gụ được phân loại không phải dựa trên khoa học. Chúng được dựa trên nơi sản xuất, quốc gia, vùng miền là chính và chúng được phân loại như sau:
- Gụ ta: Chỉ các loại gụ truyền thống tại rừng tự nhiên của Việt Nam. Loại gụ này rất quý hiếm do có tỉ trọng cao, chất gỗ đẹp được phân bố chủ yếu tại Quảng Bình. Đây có thể coi là loại gụ tốt và quý hiến nhất Việt Nam.
- Gụ mật: Đây là loại gỗ tự nhiên trong rừng hoặc trồng công nghiệp, phổ biến tại các rừng rậm nhiệt đới tại các tỉnh ở Việt Nam như: Gia Lại, Nghệ Ạn và khu vực miền nam.
- Gụ Campuchia: Có gỗ khá giống với gụ mật của nước ta. Chất lượng của nó so với gụ Gia Lai là như nhau. Được trồng tại Campuchia được nhập khẩu vào Việt Nam qua thương mại.
- Gụ Lào: Được trồng tại Lào và nhập khẩu vào Việt Nam qua thương mại. Chất gỗ này cũng rất tốt, chúng có trọng lượng nhẹ hơn so với các loại gỗ của nước ta. Nhưng ngược lại chúng lại có những vân gỗ rất đẹp, chỉ thua kém chất gụ Quảng Bình của nước ta mà thôi.
- Gụ Nam Phi: Được nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp từ Châu Phi thông qua quốc gia Nam Phi. Chất gỗ xốp, tom gỗ không được mịn như chất gỗ của nước ta. Giá thành của chúng cũng không được cao và chúng chưa được sử dụng nhiều tại nước ta.
Cách nhận biết gỗ Gụ mật
Để nhận biết được gỗ Gụ mật chúng ta cần căn cứ vào các đặc tính của gỗ như: Vân gỗ gụ, mùi hương của gỗ. Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể xác định gỗ Gụ mật
- Gỗ gụ mật có màu nâu đen
- Loại gỗ mới xẻ thì thường có màu vàng nâu, để lâu có màu thẫm
- Sản phẩm làm từ gỗ gụ càng để lâu càng bóng và có màu thẫm như màu mật ong
- Gỗ được đánh vecni có màu nâu hoặc nâu đỏ. Ngửi sẽ có mùi chua, nhưng không hang.
- Khi cắt ngang thớ của gỗ gụ chúng ta sẽ thấy vân màu vàng nhạt, gỗ có mùi thơm nhẹ, thân cây ít có giác gỗ và thường thẳng. Nếu như bạn ngâm gỗ gụ trong nước lâu, nước sẽ từ trong thành màu vàng đen như màu nước chè.
- Đối với những sản phảm được làm bằng gỗ gụ bạn nên chú ý nhìn vân gỗ để phân biệt, vân thường không liền đoạn, vân màu vàng trắng có điểm vân đen ngắn, gỗ gụ dễ phân biệt nhất khi sản phẩm chưa hoàn thiện.
Ứng dụng của gỗ Gụ mật
Nói về gỗ gụ chắc chúng ta không phải phân tích thêm về độ phổ biến và yêu thích của gỗ trong ngành Mộc, mỹ nghệ cũng như thiết kế nội thất. Tuy nhiên, Topnoithat sẽ điểm qua cho bạn những ứng dụng nổi bật của gỗ Gụ mật để chúng ta có thể một lần nữa ngắm nhìn vẻ đẹp sang trọng và quyền quý của đồ nội thất bằng gỗ gụ.
Như vậy có thể thấy việc sử dụng gỗ gụ trong làm đồ mỹ nghệ, nội thất là vô cùng phổ biến. Vậy giá của gỗ gụ và đồ nội thất làm từ gỗ gụ nói chung và gụ mật nói riêng trên thị trường hiện nay thế nào? Chúng ta cùng đi tham khảo nhé!
Giá gỗ Gụ mật
Giá nguyên liệu
Những loại gỗ thuộc dạng quý hiếm như nằm ở nhóm 1 rất khó để định giá. Bởi trong quá trình mua cần biết được gỗ bao nhiêu năm tuổi, thớ gỗ có mịn không? Vân gỗ có sắc nét, chuẩn gỗ gụ loại 1 hay loại 2,3…
Những sản phẩm được chế biến từ gỗ gụ có thể tùy vào giá trị để định giá, có những bức tượng, bộ bàn ghế có giá hàng trăm triệu.
Vì vậy, 1m3 gỗ gụ rơi vào tầm khoảng 20-70 triệu đồng, mức giá gỗ gụ sẽ có sự thay đổi thường xuyên theo xu hướng nhu cầu của thị trường và nguồn gỗ.
Giá sản phẩm làm từ gụ mật
Ngày nay bạn có thể dễ dàng tham khảo giá của các sản phẩm làm từ gỗ gụ mật bằng cách tìm kiếm trên google.
Như vậy chúng ta có thể thấy vì giá nguyên liệu đắt đỏ nên giá thành các sản phẩm giường tủ, bàn ghế làm từ gỗ gụ cũng không hề rẻ.
Những câu hỏi thường gặp về gỗ Gụ mật và đồ nội thất gỗ gụ
Gỗ gụ có tốt không?
Gỗ gụ là dòng gỗ quý hiếm thuộc nhóm 1. Chất liệu gỗ nặng và khá chắc, hạn chế xảy ra tình trang nứt nẻ khi sử dụng. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản đồ dùng nội thất làm từ gỗ gụ sẽ rất bền và có tuổi thọ lên đến 100 năm.
Lưu ý: gỗ gụ tuy rất tốt, nhưng cần biết cách sử dụng và bảo quản. Để giúp tăng tuổi thọ cho đồ dùng làm từ gỗ gụ
Gỗ gụ có bị mối mọt không?
Đặc trưng cơ bản nổi bật của gỗ gụ là chất gỗ và màu sắc. Vì vậy những sản phẩm như sập gỗ gụ, tủ chè gỗ gụ. Cho đến nay cũng còn có rất nhiều và có thể được liệt kê vào danh sách đồ cổ. Vì có giá trị sử dụng lên đến 60-70 năm. Và hiện nay với sự phát triển của khoa học hiện đại, trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm nội thất. Tất cả các loại gỗ nói chung đều được sử lý tẩm sấy và sàng lọc. Nên khả năng mối mọt xâm phạm gần như là không có.
Tại sao phải ngâm gỗ gụ trong nước vôi?
Bình thường các loại gỗ khác thường chỉ cần ngâm sâu trong bùn trong nước khoảng 1 thời gian nhất định. Để tránh việc gỗ bị mối mọt và cong vênh sau thời gian sử dụng. Nhưng với gỗ gụ người ta thường ngâm với nước vôi. Vì khi ngâm nước vôi các thớ gỗ sẽ dai hơn và chịu được tác động khắc nghiệt của thời tiết. Khách hàng lưu ý khi mua sản phẩm được làm từ gỗ gụ nên ngâm nước vôi ít nhất là 1 ngày.
Với công nghệ chế biến cao cấp như hiện nay. Gỗ gụ và các loại gỗ tự nhiên khác đều đã được tận dụng tối đa và ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp xây dựng và thiết kế nội thất.
Trên đây là tổng hợp tất cả các kiến thức về loại cây gỗ gụ. Hy vọng giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về loại cây gỗ gụ mật là gì. Cách nhận biết và phân biệt gỗ gụ mật như thế nào qua vân gỗ, màu sắc và mùi vị.