Home Tin tức Nội thất Kiến thức chuyên ngành Gỗ Công Nghiệp là gì? Tất tần tật thông tin về gỗ công nghiệp chúng ta nên biết

Gỗ Công Nghiệp là gì? Tất tần tật thông tin về gỗ công nghiệp chúng ta nên biết

Như chúng ta được biết, hiện có rất nhiều loại vật liệu được sử dụng trong thiết kế đồ nội thất. Mỗi loại lại có một đặc tính riêng, kết cấu riêng, ưu nhược điểm riêng… giúp tạo nên những sản phẩm nội thất có tính thẩm mỹ đa dạng. Một trong những loại vật liệu đang được ưa chuộng và có ứng dụng rộng rãi trong trang trí thiết kế nội thất đó là Gỗ Công Nghiệp.

Đồ gỗ công nghiệp được ứng dụng rất rộng rãi trong ngành nội thất. Từ phong cách cổ điển, tân cổ điển… đến phong cách hiện đại. Đặc biệt, gỗ công nghiệp được sử dụng rất nhiều trong thiết kế và trang trí nội thất chung cư, nhà phố hay nội thất văn phòng.

Vậy gỗ công nghiệp là gì? Có những dòng gỗ công nghiệp nào? Chất lượng và ưu điểm của gỗ công nghiệp có gì vượt trội so với các vật liệu khác? … Mời bạn đọc cùng TopNoiThat.com tìm hiểu tất tần tật về dòng gỗ công nghiệp này nhé.

1. Gỗ công nghiệp là gì?

Thuật ngữ “gỗ công nghiệp” được dùng để phân biệt với “gỗ tự nhiên”. Gỗ tự nhiên là loại gỗ được lấy trực tiếp từ cây gỗ, với các đặc tính nguyên bản tự nhiên. Còn gỗ công nghiệp là loại gỗ được tạo ra bởi quá trình sản xuất công nghiệp từ gỗ vụn (bột, dăm, mảnh, thanh) kết hợp với keo và hóa chất kết dính, được ép ở nhiệt độ cao và áp suất lớn để tạo thành tấm.

Một cách hiểu đơn giản nhất về cụm từ ”gỗ công nghiệp” đó là loại “gỗ nhân tạo”, tức được tạo ra bởi mong muốn của con người nhờ công thức, máy móc và hóa chất công nghiệp. Chúng ta muốn nó dày – mỏng, cứng – mềm, xốp – đặc thế nào thì làm vậy. Chúng ta cần màu sắc, đường vân thế nào cũng được. Chúng ta muốn gỗ có thể chống ẩm, chống cháy, chống xước được thì bổ sung các chất phù hợp vào quá trình sản xuất nó.

Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood – Based Panel. Là tên gọi chung cho nhiều loại gỗ như MDF (ván sợi mật độ trung bình), HDF (ván sợi mật độ cao), MFC (gỗ ván dăm), OSB (ván dăm định hướng), Plywood (gỗ dán), gỗ ghép thanh, gỗ nhựa composite…

Các tấm gỗ thành phẩm thường có kích thước tiêu chuẩn rộng 1220x2440mm với độ dày đa dạng từ 5mm-24mm hoặc hơn. Nhờ kiểu kích thước dạng tấm tiêu chuẩn nên việc sản xuất nội thất rất thuận lợi, dễ dàng ứng dụng các máy móc công nghệ hiện đại hỗ trợ.

Với thành phần chính gồm các nguyên liệu rẻ tiền như: gỗ tạp, gỗ thừa, gỗ tái chế, nguyên liệu tận dụng…của gỗ tự nhiên. Vì vậy các loại gỗ công nghiệp thường có giá thành khá rẻ, nguồn cung dồi dào, trong khi chất lượng ngày càng cao hơn nhờ công nghệ cải tiến liên tục.

1. 1 Cấu tạo của tấm gỗ công nghiệp

Hầu hết các loại gỗ công nghiệp được sử dụng để thi công nội thất trên thị trường hiện nay đều được cấu tạo từ hai thành phần là cốt gỗ và lớp phủ bề mặt.

+ Lớp cốt gỗ công nghiệp có rất nhiều loại như: MDF, MFC, HDF, Gỗ dán (Plywood), Gỗ ghép thanh, gỗ nhựa composite…

+ Lớp phủ bề mặt phổ biến như: Melamine, Laminate, Veneer, Acrylic, sơn PU,…

(Thông tin cụ thể về các loại cốt gỗ và lớp phủ bề mặt được chúng tôi trình bày chi tiết ở phần dưới của bài viết này)

Hình ảnh mô phỏng cấu tạo của gỗ công nghiệp. Đây là dòng gỗ MDF
Cấu tạo của một loại gỗ công nghiệp. Ở đây là gỗ MDF (ảnh minh họa)

1.2 Quy trình sản xuất ra một tấm ván gỗ công nghiệp

Để sản xuất ra một tấm ván gỗ công nghiệp đạt mức tiêu chuẩn. Về cơ bản cần phải có quy trình các bước như sau:

. Bước 1: Nguyên liệu gỗ (gỗ vụn, mùn cưa, đầu thừa, cành cây, gốc cây, gỗ tạp, gỗ tái chế,…) sau khi đem về được sử lý và phân loại tùy theo yêu cầu của các loại gỗ công nghiệp. Ví dụ: để sản xuất MDF thì gỗ được nghiền nhỏ và mịn, MFC thì gỗ được nghiền mảnh vụn, Plywood thì lại phải dùng nguyên khúc gỗ tròn để bóc thành các lớp lạng mỏng (veneer)…

. Bước 2: Nguyên liệu gỗ đã được sơ chế sẽ kết hợp cùng với các loại chất kết dính, phụ gia, hóa chất để làm tăng độ cứng, chống mối mọt cong vênh, chống nước, kháng cháy….tùy theo yêu cầu sản xuất.

. Bước 3: Hỗn hợp nguyên liệu sau đó được đem ép để định hình thành những tấm ván gỗ theo yêu cầu. Tùy vào mỗi loại gỗ công nghiệp mà cần loại máy ép, điều kiện nhiệt độ và áp suất…khác nhau. Đây được xem là công đoạn quan trọng bậc nhất trong quá trình sản xuất gỗ công nghiệp.

. Bước 4: Chuyển qua dây chuyên phay mộng. Gỗ được cắt thành các tấm theo kích thước gỗ công nghiệp tiêu chuẩn rộng 1220mm và dài 2440mm. Độ dầy của tấm gỗ tùy theo có thể là 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 9mm, 12mm,15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm … Sau đó kiểm tra chất lượng và lưu kho thành phẩm.

. Bước 5: Tạo lớp phủ bề mặt cho tấm gỗ công nghiệp. Ở bước này sẽ tiến hành xử lý bề mặt gỗ, sau đó phủ keo và dán các lớp bề mặt như melamine, laminate, veneer… với màu sắc, kiểu dáng khác nhau và tăng khả năng chống xước bề mặt.

Hình ảnh mô phỏng quy trình sản xuất gỗ công nghiệp cơ bản. Gồm 6 bước đặc chưng
Quy trình sản xuất gỗ dán Plywood cơ bản

1.3 Ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp

Bất cứ một sản phẩm nào cũng đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định của nó. Chúng ta có thể tìm hiểu và tham khảo qua trước khi đưa vào sử dụng cũng như để dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình nhất.

+ Về ưu điểm của dòng gỗ công nghiệp có thể kể đến như:

. Ít bị cong vênh, co ngót và biến dạng do thời tiết.

. Không có tình trạng bị mối, mọt, côn trùng đục phá…vì trong gỗ có các hóa chất ngăn chặn.

. Một số loại gỗ công nghiệp có khả năng khánh nước, chống ẩm tốt (thường có lõi xanh)

. Một số loại còn có khả năng chống cháy (thường có lõi đỏ), làm cửa rất an toàn.

. Đa dạng về màu sắc, chủng loại. Dễ gia công

. Số lượng nhiều và đồng đều. Giá thành rẻ

. Phù hợp với phong cách hiện đại, trẻ trung, công năng sử dụng cao.

+ Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì gỗ công nghiệp cũng có một số nhược điểm nhất định như:

. Độ bền, độ dẻo dai kém hơn so với gỗ tự nhiên

. Khả năng chịu lực kém hơn gỗ tự nhiên, đặc biệt là các thanh lan nhỏ

1.4 Ứng dụng của gỗ công nghiệp vào thiết kế nội thất

Hiện, gỗ công nghiệp được sử dụng rất phổ biển trong thiết kế và trang trí nội thất. Thật dễ dàng để tìm thấy các sản phẩm nội thất trong gia đình hay văn phòng … sử dụng vật liệu gỗ công nghiệp.

Hình ảnh thực tế tại một văn phòng công ty. Trong đó gỗ công nghiệp được sử dụng làm bàn làm việc và giá sách ...
Gỗ công nghiệp ứng dụng trong nội thất văn phòng. Ở đây là bàn làm việc và tủ đựng hồ sơ

+ Sử dụng gỗ công nghiệp để sản xuất nội thất văn phòng:

Tất cả các loại gỗ công nghiệp như MDF, MFC, HDF, Plywood … đều có thể sử dụng để sản xuất nội thất văn phòng. Một số món đồ nội thất văn phòng sử dụng gỗ công nghiệp như tủ đựng hồ sơ, bàn làm việc, bàn họp, giá sách, …

Phòng ngủ em bé được thiết kế với 100% đồ nội thất làm từ gỗ công nghiệp. Với phong cách trẻ trung
Thiết kế nội thất phòng ngủ cho bé với gỗ công nghiệp

+ Sử dụng gỗ công nghiệp để sản xuất nội thất gia đình:

Các đồ dùng nội thất gia đình làm từ gỗ công nghiệp sẽ giúp cho không gian nhà bạn trở nên sang trọng hơn. Một số đồ nội thất gỗ công nghiệp được ứng dụng như tủ giày, tủ quần áo, bàn trà, bàn trang điểm, bàn ghế ăn, kệ tivi, tủ bếp, giường ngủ, bàn làm việc, cửa, táp đầu giường, vách ngăn gỗ … hay kệ trang trí, đồ trang trí … rất nhiều những sản phẩm nội thất được làm từ gỗ công nghiệp có trong ngôi nhà bạn.

+ Sử dụng gỗ công nghiệp trong việc setup cửa hàng, văn phòng, công ty …

Có thể nói gỗ công nghiệp được áp dụng trong tất cả các sản phẩm đồ nội thất bởi tính năng và công dụng vượt trội của nó.

1.5 Phân loại gỗ công nghiệp

Có rất nhiều dòng gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay. Có thể phân theo các dòng phổ biển như:

+ Gỗ công nghiệp MFC – Melamine Faced Chipboard

+ Gỗ công nghiệp MDF – Medium Density Fiberboard

+ Gỗ công nghiệp HDF – High Density Diberboard

+ Gỗ công nghiệp Plywood – gỗ dán hay ván ép

+ Gỗ ghép thanh

Các loại ván gỗ công nghiệp phổ biển trên thị trường hiện nay: MDF, MFC, HDF, Plywood và gỗ ghép thanh
Các loại gỗ công nghiệp phổ biển hiện nay (tính năng đặc trưng của từng loại)

Mỗi loại đều có một tính năng công dụng riêng. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết ở phần dưới nhé.

2. Tính năng, công dụng các loại gỗ công nghiệp phổ biển hiện nay

Rất, rất nhiều loại gỗ công nghiệp được sử dụng trong việc thiết kế, trang trí nội thất. Ở bài viết này, TopNoiThat chỉ đi sâu vào các dòng gỗ công nghiệp phổ biến và được sử dụng nhiều nhất. Giúp bạn đọc dễ dàng tìm hiểu cũng như bớt phân tâm khi phải lựa chọn quá nhiều sản phẩm.

Hình ảnh về mẫu gỗ công nghiệp MDF. MDF có 2 loại là MDF thường và MDF cốt lõi xanh
Hình ảnh gỗ công nghiệp MDF. Gỗ công nghiệp MDF gồm 2 loại đặc chưng là MDF thường và MDF lõi xanh

2.1 Gỗ công nghiệp MDF – Medium Density Fiberboard

Gỗ công nghiệp MDF với tên quốc tế là Medium Density Fiberboard. Gỗ MDF được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây, gỗ thừa sau đó được nghiền nát thành bột và trộn với chất kết dính đặc chủng để ép ra thành tấm với các độ dày khác nhau. Một số kích thước độ dày phổ biển của gỗ MDF đó là 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly. Kích thước tấm ván là 1220mmx2440mm

Có 4 loại gỗ công nghiệp MDF được phân loại dựa theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính, cũng như các phụ gia là:

  • Gỗ công nghiệp MDF dùng trong nhà (các sản phẩm nội thất)
  • Gỗ công nghiệp MDF chịu nước: dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt.
  • Gỗ công nghiệp MDF mặt trơn: để có thể sơn ngay, không đòi hỏi phải chà nhám nhiều
  • Gỗ công nghiệp MDF mặt không trơn: dùng để tiếp tục dán ván lạng (Veneer)

*** Xem thông tin chi tiết về dòng gỗ công nghiệp MDF TẠI ĐÂY

Gỗ công nghiệp MFC và 2 loại đặc trưng. Đó là loại thường và loại chống ẩm
Hình ảnh gỗ công nghiệp MFC. MFC cũng có 2 loại đặc trưng là MFC thường và MFC chống ẩm

2.2 Gỗ công nghiệp MFC – Melamine Faced Chipboard

Gỗ công nghiệp MFC hay còn gọi là cốt gỗ ván dăm MFC – tên khoa học là Melamine Faced Chipboard.

Đây là loại cốt gỗ công nghiệp được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng trồng (bạch đàn, cao su, keo …) có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phù về chủng loại. Các miếng gỗ này được nghiền nát thành dăm và trộn với keo đặc chủng ở nhiệt độ cao để ép ra thành cốt gỗ công nghiệp MFC.

Gỗ công nghiệp MFC với kích thước tấm là 1220mm x 2440mm. Và có độ dày theo quy chuẩn là 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly, …

Cốt ván dăm MFC có đặc điểm là không mịn, nhìn bằng mắt thường bạn cũng có thể dễ dàng phân biệt các dăm gỗ. Gỗ công nghiệp MFC cốt ván dăm chủ yếu được phủ nhựa Melamine tạo thành nguyên liệu phục vụ tạo ra các sản phẩm nội thất.

Gỗ công nghiệp ván dăm MFC được phân thành 2 loại đó là:

+ Gỗ công nghiệp MFC loại chuẩn

+ Gỗ công nghiệp MFC chống thấm

Click để xem chi tiết về Gỗ MFC

Hình ảnh thực tế của gỗ công nghiệp HDF. Gỗ có độ mịn cao
Hình ảnh về gỗ công nghiệp HDF. Gỗ có độ mịn và độ bền cực tốt

2.3 Gỗ công nghiệp HDF – High Density Fiberboard

Với tên gọi quốc tế là High Density Fiberboard. HDF được tạo ra theo quy trình sau:

Nguyên liệu bột gỗ được lấy từ gỗ tự nhiên. Sau đó luộc và sấy trong môi trường nhiệt độ cao từ 1000 – 2000 độ C. Sau đó bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ. Chống mối mọt, cong vênh. Tiếp tục được ép dưới áp suất coa (850-870kg/cm2) và được định hình thành các tấm gỗ.

Gỗ công nghiệp HDF cũng được sản xuất theo kích thước tiêu chuẩn đó là 1220mm x 2440mm và có độ dày từ 6mm – 24mm theo yêu cầu.

Click xem chi tiết về Gỗ công nghiệp HDF

Gỗ công nghiệp Plywood hay còn gọi là gỗ dán và ván ép. Ta có thể thấy rõ từng lớp gỗ mỏng ở trong hình ảnh này
Gỗ công nghiệp Plywood – gỗ dán, ván ép. Gỗ được tạo thành từ các lớp gỗ mỏng kết hợp với keo kết dính. Gỗ có độ liên kết cực tốt

2.4 Gỗ công nghiệp Plywood – gỗ dán hay ván ép

Khác với các dòng gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF ở trên. Plywood được làm ra từ gỗ tự nhiên được lạng mỏng thành từng tấm có độ dày là 1mm rồi ép lại với nhau một cách đan xen cùng với chất kết dính trong môi trường nhiệt độ cao và áp suất lớn.

Ưu điểm của gỗ dán là không bị nứt trong điều kiện thông thường, không bị mối mọt, co ngót trong thời tiết ẩm ướt.

Click để xem chi tiết về Gỗ Plywood

Hình ảnh thực tế gỗ ghép thanh. Ở đây ta có thể nhìn thấy rõ các thanh gỗ được liên kết với nhau qua chất kết dính tạo thành 1 ván gỗ tiêu chuẩn
Gỗ ghép thanh – là loại gỗ công nghiệp có chất lượng tương đương gỗ thịt. Khả năng chịu lực cực tốt.

2.5 Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh hay còn gọi là ván ghép thanh. Đây cũng là một dòng gỗ công nghiệp được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

Nguyên liệu chính vẫn là gỗ tự nhiên (gỗ keo, cao su). Được bào chế dạng thanh gỗ và xử lý qua quá trình hấp sấy công nghệ tiên tiến, máy móc hiện đại. Các thanh gỗ được ghép với nhau qua chất kết dính tạo nên một tấm ván gỗ hoàn chỉnh.

Gỗ ghép thanh khi được dán lớp veneer thì diện mạo cũng như chất lượng của nó tương đương gỗ đặc. Giá thành của gỗ ghép thanh lại rẻ hơn 20-30% so với gỗ đặc tự nhiên. Một ưu điểm nữa của gỗ ghép thanh là khả năng chịu lực tốt, không hề bị cong, vênh hay mối mọt.

Gỗ ghép thanh được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất đồ gỗ và trang trí nội thất.

*** Xem thêm chi tiết tại: Gỗ ghép thanh

3. Các loại bề mặt gỗ công nghiệp thông dụng

Các cụ xưa có câu “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Đúng vậy, việc lựa chọn một sản phẩm chất lượng từ bên trong là rất quan trọng. Tuy nhiên, để một sản phẩm hoàn hảo hơn thì bản chất cái CỐT cần phải được mặc thêm một chiếc Áo phù hợp với nó. Và ở đây, với một cốt gỗ công nghiệp tốt cần phải có một bề mặt sứng tầm.

Để có được một sản phẩm gỗ công nghiệp đẹp và bền. Người ta chọn cách ép lên cốt gỗ một loại lớp phủ bề mặt phù hợp hoặc một lớp sơn phủ. Hiện có 4 loại bề mặt được ưa chuộng đó là Melamine, Laminate, Acrylic, Veneer.

3.1 Bề mặt gỗ Melamine

Bề mặt gỗ Melamine được làm từ nhựa tổng hợp, có độ dày rất mỏng chỉ từ 0,1 – 0,4mm. Chúng được thiết kế với các vân gỗ giống hệt với vân gỗ tự nhiên và có nhiều màu sắc khác nhau.

Bề mặt gỗ Melamine thường được phủ lên cốt gỗ ván MFC và MDF.

3.2 Bề mặt gỗ Laminate

Cũng giống như Melamine, Laminate được làm từ nhựa tổng hợp nhưng nó dày hơn rất nhiều (từ 0,5-1mm) đây cũng là đặc điểm có thể phân biệt giữa hai chất liệu này.

Bề mặt gỗ Laminate có thể dán vào gỗ uốn công theo công nghệ postforming để tạo thành những đường cong mềm mại.  Chất liệu này rất phù hợp để sản xuất các sản phẩm như bàn làm việc, bàn ăn, vách ngăn, kệ sách …

Sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng của lớp phủ bề mặt Veneer giúp cho ta có nhiều sự lựa chọn hơn
Lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp Veneer. Một trong những lớp phủ được sử dụng nhiều hiện nay. Bởi nó cho màu sắc và vân gỗ giống như các loại gỗ thịt …

3.3 Bề mặt gỗ Veneer

Khác với Melamine và Laminate. Veneer được làm từ gỗ tự nhiên sau khi khai thác. Thân gỗ được bóc ly tâm thành những lát mỏng từ 0.3 – 0.6mm, độ rộng theo gỗ … sau khi được phơi và sấy khô gọi là Veneer.

Quy trình tạo bề mặt veneer đó là: tráng keo lên bề mặt tấm gỗ, ván MDF và nối từng tấm veneer lại theo quy cách. Ép tấm nay lại bằng máy ép, có thể ép nguội hoặc ép nóng tùy điều kiện đến khi dính và phẳng mặt. Dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt veneer láng đẹp và mịn.

3.4 Bề mặt Acrylic

Acrylic là nhựa dẻo có nguồn gốc từ các hợp chất như axit acrylic hoặc axit metacrylic. Ở Việt Nam thường được gọi là Mica hay gỗ bóng gương.

Acrylic được sử dụng để phủ bề mặt cho các tấm ván gỗ công nghiệp. Tạo nên một sản phẩm có các màu sắc phong phú, dễ chế tạo, sang đẹp và khó vỡ với các tác động vật lý.

4. Giá thành các loại gỗ công nghiệp hiện nay

Qua quá trình khảo sát thông tin về giá cả các loại gỗ công nghiệp trên thị trường Việt Nam hiện nay. TOPnoithat xin chia sẻ với bạn đọc bảng giá chi tiết các sản phẩm gỗ công nghiệp như MDF, MFC, HDF, Plywood, gỗ ghép thanh.

Bảng báo giá chi tiết về dòng gỗ công nghiệp MDF (giá tính theo thời điểm hiện tại)
Bảng giá chi tiết về gỗ công nghiệp MDF
Bảng báo giá chi tiết về dòng gỗ công nghiệp MFC (giá tính theo thời điểm hiện tại)
Bảng giá gỗ công nghiệp MFC
Bảng báo giá chi tiết về dòng gỗ công nghiệp HDF (giá tính theo thời điểm hiện tại)
Bảng giá gỗ công nghiệp HDF
Bảng báo giá chi tiết về dòng gỗ công nghiệp Plywood (giá tính theo thời điểm hiện tại)
Bảng giá gỗ công nghiệp Plywood – gỗ dán, ván ép
Bảng báo giá chi tiết về dòng gỗ ghép thanh (giá tính theo thời điểm hiện tại)
Bảng báo giá chi tiết về dòng gỗ ghép thanh (giá tính theo thời điểm hiện tại)
Bảng giá gỗ ghép thanh

Lưu ý: Trên đây là bảng giá tham khảo và có tính thời điểm. Giá gỗ công nghiệp có thể thay đổi theo từng thời điểm khác nhau. TOPnoithat sẽ cập nhật liên tục giúp bạn đọc có thể tham khảo một cách dễ dàng hơn.

Tổng kết

Trên đây TOPnoithat đã tổng hợp các kiến thức và phân tích chi tiết về dòng Gỗ Công Nghiệp – một trong những dòng gỗ đang được ưa chuộng và sử dụng nhiều trong nội thất hiện đại và đồ trang trí nội thất. Nhìn chung, gỗ ván công nghiệp là sản phẩm có nhiều tính năng vượt trội và dễ dàng trong việc thi công đồ nội thất.

Với việc công nghệ ngày càng phát triển, xu hướng thiết kế nội thất chuộng phong cách hiện đại, tối giản. Gỗ công nghiệp càng góp phần tạo nên những sản phẩm đồ gỗ nội thất bắt mắt và độc đáo hơn. Vừa tiết kiệm chi phí, vừa mang tính thẩm mỹ hơn.

Xem thêm chủ đề liên quan

Trả lời

Check Also

Gỗ Ghép – Kích thước và Giá bán gỗ ghép thanh là bao nhiêu?

Gỗ ghép thanh là một loại vật liệu gỗ công nghiệp khá mới ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên…