Gỗ Cà chắc là loại gỗ quý quen thuộc với người dân Tây Nguyên, Nam Trung bộ, song không phải ai cũng biết hết đặc điểm của gỗ và hình ảnh nhạn diện cây trong tự nhiên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đôi nét về loại gỗ này nhé!
Cây gỗ Cà chắc trong tự nhiên
(Tài liệu tham khảo: Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 323, Nxb Nông Nghiệp, 2002)
Cây gỗ Cà chắc hay còn gọi là cà chít, chò núi có tên khoa học là Shorea Obtusa Wall; Cây thuộc họ Dầu Dipterocarpaceae. Là loại cây gỗ lớn.
Đặc điểm nhận diện loài của cây
Cây rụng lá cao 20 – 30m. Thân thẳng, có bạnh nhỏ. Vỏ dày 2 – 2,5cm, màu xám đen, nứt sâu; thịt màu vàng nâu. Cành non có lông sau nhẵn. Lá đơn mọc cách, phiến lá hình bầu dục hay mác thuôn, đỉnh nhọn hay lõm, gốc tròn, rộng dài 8 – 14, rộng 4 – 7cm, nhẵn cả 2 mặt. Gân bê 14 – 18 đôi. Cuống dài 1,4 – 4cm, lá kèm hình trái xoan – mác, sớm rụng.
Cụm hoa chùm, dài 8 – 10cm, ở nách những lá đã rụng. Hoa có cuống ngắn. Cánh đài 5, hình mác gần tam giác, có lông, khi khô màu đen nhạt, cánh tràng 5 màu trắng, dài 14,5mm. Nhị 10 – 15. Bầu và vòi nhẵn, núm 3 răng. Quả hình trứng, quả có cánh, dài 12mm, rộng 5,5mm, có 3 cánh lớn dài 8,5cm, rộng 1cm, với 11 – 14 gân; 2 cánh nhỏ dài 4cm.
Sinh học, sinh thái
Cây mọc trên nhiều loại đất kể cả các loại đất thoái hoá, nhưng thích hợp là loại đất sâu nhiều mùn. Mùa hoa tháng 1 – 2. Mùa quả tháng 3 – 5.
Phân bố
Thế giới: Cây phân bố Việt Nam Campuchia, Thái Lan…
Việt Nam: cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Phú Yên, Khánh Hòa, Sông Bé, Tây Ninh, Bến Tre, Đồng Nai, Kiên Giang, trong rừng thưa và rải rác trong rừng rậm.
Gỗ Cà chắc thuộc gỗ nhóm mấy?
Theo bảng phân loại gỗ tiêu chuẩn Việt Nam mới nhất thì Cà chắc là gỗ nhóm 3 cùng với Bằng lăng tía, bằng lăng nước, Bình linh…
Xem thêm: Gỗ nhóm III: các loại gỗ tự nhiên nhóm 3, đặc điểm, ứng dụng
Đặc tính của gỗ cà chắc (cà chít)
- Gỗ dác lõi phân biệt, màu vàng nhạt, sau thành vàng sẫm hay nâu đỏ nhạt.
- Trên mặt gỗ thường có những sợi sẫm có dầu.
- Gỗ khá cứng và nặng, Tỷ trọng 0,8 – 0,93, Lực nén song song 552 – 575 Kg/cm2, lực uốn tĩnh 1,350 – 1,540 Kg/cm2, lực đập xung kích 0,473 – 0,770 Kg/m/cm2, lực kéo thẳng góc 27 – 33 Kg/cm2, lực tách ngang 15 – 17 Kg/cm2.
- Gỗ dễ cưa xẻ và chế biến, làm gỗ xây dựng và làm các đồ trong nhà.
- Có thể ngâm nước trước khi sử dụng.
- Cây gỗ cho loại nhựa màu xám nhạt.
Gỗ cà chắc có tốt không?
Dựa vào đặc điểm của gỗ và nhóm gỗ, chúng ta có thể khẳng định gỗ cà chắc là loại gỗ tốt. Ít bị cong vênh và mối mọt.
Ứng dụng của gỗ Cà chắc
Gỗ không bị mối mọt dùng xây dựng, đóng tàu. Cây cho nhựa, chai cục dùng cho làm bàn ghế hoặc tạc tượng.
Giá gỗ cà chắc (cà chít)
Gỗ cà chắc (cà chít) có giá trị kinh tế rất lớn, giá trị ngang ngửa gỗ căm xe hiện nay. Nguồn nhập gỗ nguyên liệu vào nước ta chủ yếu vẫn là từ các đầu mối khai thác gỗ từ các nước Campuchia hay Lào về nhờ những chính sách Pháp luật còn khá dễ dàng từ các nước này. Mặc dù vậy, với việc khai thác quá sức hiện nay thì gỗ cà chắc (cà chít) để đóng nội thất hầu như không đáp ứng đủ.
Thực tế gỗ có giá bao nhiêu chúng ta cần xem xét trên nhiều góc độ. Bởi không có mức giá cố định cho tất cả các loại gỗ này. Để biết mức giá chính xác cần phải đánh giá theo:
- Chất lượng của vân gỗ xấu hay đẹp
- Tuổi thọ của gỗ là gỗ lâu đời hay không
- Kích thước thớ gỗ
- Xuất xứ của gỗ.
Giá tham khảo nguyên liệu trên thị trường hiện nay: ở thị trường trung bình một m3 gỗ cà chắc (cà chít) có giá từ 8 đến 10 triệu, nhưng nếu trong lúc nguồn nguyên liệu đang khang hiếm có thể hơn con số đó rất nhiều lần.
Lời kết
Qua bài viết này, Topnoithat hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu thêm về dòng gỗ quý Cà chắc tự nhiên và các ứng dụng cũng như giá trị kinh tế của nó. Nếu quan tâm đến các loại gỗ tự nhiên khác hãy tiếp tục theo dõi Topnoithat để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!