Cây bồ đề đối với nhữn người theo đạo phật chắc không có gì xa lạ. Song nói đến gỗ Bồ đề và các ứng dụng của nó thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về loại gỗ này.
Thông tin cơ bản về cây gỗ Bồ đề
Bồ Đề hay còn gọi là Cánh kiến trắng, An tức bắc, Săng trắng, Bồ đề trắng, Hu món (Tày); có tên khoa học: Styrax tonkinensis (Pierre) Craib. ex Hardw (Anthostyrax tonkinensis Pierre). Họ thực vật: Bồ đề (Styracaceae).
Đặc điểm hình thái cây trong tự nhiên
Cây gỗ trung bình, cao 18-20m, có thể trên 20m, đường kính ngang ngực 20-25cm. Thân cây màu trắng, tương đối tròn, vỏ mỏng. Tán cây mỏng và thưa. Rễ cọc phát triển yếu, ngược lại hệ rễ bàng phát triển mạnh và tập trung trên 80% ở tầng đất mặt 0-20cm, do vậy độ phì tầng đất mặt có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của Bồ đề.
Vỏ xám, láng, cành tròn, màu nâu, mặt trước có lông sau nhẵn.
Lá mọc đối có cuống, gân lá hình lông chim. Phiến lá hình trứng hay hình mác, mặt trên nhẵn, xanh nhạt, mặt dưới trắng có lông sao, có 5-7 đôi gân phụ, nổi rõ ở mặt dưới.
Hoa xếp thành ngù, mọc ở nách và ngọn, có mùi thơm nhẹ. Tràng hợp thành ống 5 thuz xếp lợp, có lông tơ vàng. Nhị 10.
Quả hình trứng có lông sao, phía dưới mang đài tồn tại. Ra hoa tháng 5 – 6. Quả chín tháng 9 – 10.
Phân bố
Rừng hỗn giao. Rừng thưa trên sườn núi và ven rừng hỗn giao ở các vị trí tương đối bị xáo trộn ở độ cao từ 30 – 2.400 mét. Một thành phần tương đối phổ biến của rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh.
Ở Việt Nam phân bố tương đối rộng ở nhiều vùng thuộc miền núi phía Tây Bắc, Việt Bắc xuống đến phía Tây Thanh Hóa và còn lác đác tới biên giới Nghệ An – Lào. Thường gặp nhiều nhất ở Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, song cũng có mặt ở Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, dọc theo phần trên của các lưu vực sông Hồng, sông Lô, sông Đà, sông Mã. Bồ đề được trồng ở vùng Trung tâm Bắc Bộ nhiều năm nay.
Thế giới: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan.
Công dụng của Cây gỗ Bồ Đề
Nhựa thơm để khô lấy từ cây Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre), họ Bồ đề (Styraceae). Cây Bồ đề mọc hoang và được trồng ở một số vùng rừng núi, trung du nước ta để lấy gỗ làm que diêm, làm giấy và lấy nhựa.
Đặc tính của gỗ Bồ đề
- Gỗ nhẹ và mềm
- Tỷ trọng chỉ khoảng 0,47
- Gỗ không bền trong tự nhiên dễ bị mối mọt.
Gỗ Bồ đề thuộc nhóm gỗ mấy?
Gỗ bồ đề trong bảng phân loại nhóm gỗ thuộc gỗ nhóm 8
Xem: Gỗ nhóm 8: các loại gỗ tự nhiên thuộc nhóm VIII và ứng dụng
Gỗ Bồ đề có tốt không?
Với các đặc điểm của gỗ được liệt kê phía trên, chúng ta có thể thấy gỗ bồ đề là một trong các loại gỗ tốt để làm nguyên liệu giấy, làm que diêm, nhưng không tốt để làm các công trình kiên cố.
Ứng dụng gỗ Bồ đề
Cây gỗ Bồ đề là cây công nghiệp dễ phát triển, mọc nhanh, có giá trị kinh tế; ngoài ứng dụng trong y học như: Chữa ho, long đờm, chữa trúng hàn người lạnh toát. Thì gỗ Bồ đề được sử dụng để làm giày gỗ, bút chì, đũa, tăm, dùng trong ngành gỗ dán, gỗ diêm, bột giấy, và làm nguyên liêu chế sợi nhân tạo.
Giá gỗ Bồ đề
Giá gỗ này cũng giống như các loại gỗ tự nhiên khác phụ thuộc vào nhiều yếu tố và từng thời điểm. Giá gỗ tham khảo của gỗ tầm 1.5-2 triệu đồng/ 1m3.
Giá này có thể thay đổi tùy thời điểm và nhu cầu, độ khan hiếm gỗ của thị trường.
Lời kết
Qua bài viết này, Topnoithat hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu thêm về dòng gỗ Bồ đề- gỗ nhóm 8 và các ứng dụng cũng như giá trị kinh tế của nó. Nếu quan tâm đến các loại gỗ tự nhiên khác hãy tiếp tục theo dõi Topnoithat để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Gỗ cây tra có tốt không? - Orchivi.com
14/06/2022 at 20:47
[…] ex Hardw (Anthostyrax tonkinensis Pierre). Họ thực vật: Bồ đề (Styracaceae). Đặc điểm hình thái cây trong tự nhiên. Cây gỗ trung bình, cao 18 …. => Xem thêm […]