
Hiện nay, gỗ công nghiệp phủ bề mặt Melamine đang rất được ưa chuộng trong sản xuất đồ gỗ nội thất gia đình, nội thất văn phòng, nội thất trường học. Bởi những đặc tính nổi bật như độ bền cao, chống mối mọt, cong vênh và màu sắc đa dạng.
Có rất nhiều sản phẩm nội thất sử dụng vật liệu gỗ công nghiệp phủ Melamine như: tủ bếp, bàn ăn, bàn làm việc, cửa phòng, kệ trang trí … những thứ mà xuất hiện mọi nơi trong cuộc sống.
Vậy, lớp phủ bề mặt Melamine là gì? Cấu tạo của Melamine? Ưu nhược điểm và ứng dụng của nguyên vật liệu này trong ngành nội thất ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết nhé?
Menu nội dung bài viết:
1. Melamine là gì?
Theo thuật ngữ khoa học, Melamine là một Bazơ hữu cơ ít tan trong nước, có tính bền vững cao. Công thức hóa học của Melamine là C3H6N6
Melamine không chỉ được ứng dụng trên bề mặt sản phẩm nội thất. Mà Melamine còn được sử dụng như một giải pháp nhằm tăng độ bền cho các sản phẩm, đồng thời chống thấm nước, chống cháy và mang lại giá trị thẩm mỹ lâu dài cho sản phẩm.

2. Lớp phủ bề mặt Melamine là gì?
Thực chất bề mặt Melamine là một loại chất liệu nhựa tổng hợp phủ trang trí trên bề mặt của gốt gỗ. Vì thế, lớp phủ bề mặt Melamine còn được gọi với tên là giấy Melamine hay tấm phủ Melamine.
Lớp phủ Melamine được dùng để ép trên bề mặt của các tấm ván gỗ dăm (MDF, MFC) kết hợp với keo kết dính đặc chủng. Chúng có tác dụng để trang trí, đồng thời làm tăng thêm tuổi thọ, chất lượng cho gỗ công nghiệp.
3. Cấu tạo của lớp phủ bề mặt Melamine
Chúng ta thường hiểu lầm cấu tạo của lớp phủ bề mặt Melamine và cấu tạo của tấm gỗ công nghiệp phủ Melamine là một. Nhưng thực chất đó là hai phần tác biệt hoàn toàn.
3.1 Cấu tạo lớp phủ Melamine
Lớp phủ Melamine là lớp phủ trang trí trên bề mặt gỗ. Được cấu tạo từ 3 lớp: Overlay, Decorative Paper và Kraft Paper. Qua quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao, 3 lớp này được liên kết chặt chẽ với nhau bằng kéo Melamie.

+ Overlay (lớp màng phủ ngoài): Lớp màng này thực chất là một lớp keo trong suốt có tác dụng ổn định và giúp chống xước do va đập. Ngoài ra, nhờ lớp keo này, ván gỗ có khả năng giữ màu lâu dài, tránh được sự tấn công của mối mọt và hóa chất, thuận tiện vệ sinh và bảo trì.
+ Decorative Paper (lớp phim họa tiết): Đây là lớp phim làm lên vẻ đẹp cho ván gỗ. Những mẫu màu đơn sắc, vân gỗ, giả đá… sau khi được thiết kế trên máy tính sẽ được in ra phim. Quá trình ép nhiệt làm cho melamine bám chặt lên code gỗ, nhờ vậy mà họa tiết được lưu lại một cách hoàn hảo, bền vững với thời gian.
– Kraft Paper (lớp giấy nền): Lớp giấy này là yếu tố quyết định độ dày của ván gỗ nói chung và của lớp phủ melamine nói riêng. Bởi sự tăng, giảm của lớp này trên bề mặt code gỗ. Lớp giấy nền có 2 màu chính là màu nâu xám hoặc màu nâu tương đồng với màu gỗ tự nhiên. Giấy có đặc tính rất dai, thô và bền.

3.2 Cấu tạo của tấm gỗ công nghiệp phủ bề mặt Melamine
Đây là một vật liệu gỗ công nghiệp hoàn chỉnh. Cấu tạo của ván gỗ gồm 2 phần chính là:
+ Phần 1 (lớp ngoài): Đây chính là lớp phủ bề mặt Melamine mà chúng ta đã phân tích ở trên.
+ Phần 2 (lớp trong): Còn đây là phần cốt gỗ. Thông thường là cốt gỗ MDF hoặc MFC
4. Ưu nhược điểm của lớp phủ bề mặt Melamine
Tất cả mọi thứ đều có 2 mặt là tốt và xấu. Lớp phủ Melamine cũng vậy, nó cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Chính nhờ những đặc tính đó mà chúng ta có thể ứng dụng loại vật liệu này một cách hợp lý nhất.
4.1 Ưu điểm
– Tính thẩm mỹ cao, mẫu mã đa dạng, màu sắc phong phú, đẹp mắt.
– Có khả năng chống chịu tác động vật lý tốt. Không bị phai màu, biến màu, tuổi thọ cao.
– Giá thành Melamine thường rẻ hơn Acrylic và Laminate.
– Chịu được hóa chất và nhiệt độ cao, thích hợp khu vực bếp. Có khả năng kháng mối mọt, mục ruỗng.
– Chất liệu sạch, thân thiện và bảo vệ môi trường.
4.2 Nhược điểm
– Độ uốn ván, uốn cong bề mặt thấp nên khả năng tạo dáng khá hạn chế.
– Khả năng chịu lực kém, nếu bị va đập mạnh sẽ dẫn tới bong tróc, chất lượng của gỗ không đạt được mức độ ban đầu.
– Phải được ép dán trực tiếp lên cốt gỗ mới sử dụng được.
– Chất liệu này có thể chống ẩm song không chống nước. Nếu tiếp xúc với nước trong thời gian dài, keo sẽ bị bung mảng, ván gỗ bị hở, ảnh hưởng không tốt đến quá trình sử dụng.
5. Ứng dụng của gỗ phủ Melamine trong nội thất
Gỗ công nghiệp phủ Melamine được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong ngành nội thất. Các món đồ nội thất trong gia đình, bệnh viện, trường học, công ty như tủ bếp, giường ngủ, cửa phòng, tủ đựng hồ sơ, bàn ghế làm việc, bàn học, …

5.1 Tủ bếp phủ Melamine
Thông thường các đơn vị sản xuất nội thất sẽ dùng ván dăm phủ Melamine chống ẩm để làm tủ bếp. Ưu điểm của những mẫu tủ bếp này là có màu sắc tự nhiên, vân gỗ đa dạng. Đặc biệt là khả năng chống ẩm và trầy xướng cao. Giá thành của loại tủ bếp phủ Melamine này cũng rất phải chăng.

5.2 Cửa gỗ phủ Melamine
Ván gỗ phủ Melamine cũng rất được ưa chuộng trong sản xuất các mẫu cửa gỗ ngăn phòng cho các nhà chung cư để đảm bảo giảm tải trọng lượng cho các tòa nhà cao tầng.
Ưu điểm của dòng cửa gỗ phủ Melamine này là có tính thẩm mỹ cực cao, bền và đẹp. Giá thành thì rất phải chăng nên được nhiều khách hàng lựa chọn và tin dùng.

5.3 Giường gỗ phủ Melamine
Giường ngủ cũng là món đồ nội thất rất ưa chuộng sử dụng gỗ công nghiệp phủ Melamine. Chúng có thiết kế rất độ đáo, bắt mắt, màu sắc tinh tế và thanh lịch. Phong cách thiết kế đa dạng từ cổ điển đến hiện đại.
Ưu điểm của nó là nhẹ giúp dễ dàng trong quá trình vận chuyển và thi công.

5.4 Các sản phẩm nội thất khác
Ngoài ra, ván gỗ phủ Melamine cũng được sử dụng để sản xuất các món đồ nội thất như bàn ghế làm việc, tủ quần áo, kệ trang trí … Mỗi loại lại được thiết kế mang một phong cách riêng.
Kết luận
Trên đây TOPnoithat đã tổng hợp tất cả các thông tin về vật liệu lớp phủ bề mặt gỗ Melamine. Từ khái niệm, cấu tạo, phân loại, ưu nhược điểm đến ứng dụng trong ngành nội thất. Hy vọng qua bài viết này, sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về một loại chất liệu được ưa chuộng trong kiến trúc nội thất hiện đại và có thêm sự lựa chọn khi có nhu cầu sử dụng.
*** Xem thêm bài viết liên quan