Thông tin cơ bản về gỗ Bằng Lăng Cườm
Bằng Lăng Cườm là gì?
Cây gỗ Bằng Lăng Cườm tên gọi khác là Bằng lăng lá hẹp; Bằng lăng ổi có tên khoa học là Lagerstroemia angustifolia Pierre et Lann (Lagerstroemia calyculata Kurz) thuộc họ Bằng lăng, bộ Sim. Gỗ Bằng Lăng Cườm được xếp vào nhóm gỗ I trong bảng gỗ 8 nhóm tại Việt Nam và được phép khai thác.
Cây Bằng Lăng Cườm xuất xứ từ Đông Dương, mọc trên đất nơi ẩm vùng rừng núi. Cây thường được gặp ở các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng và nhiều tỉnh Nam bộ.
Đặc điểm nhận dạng cây
Bằng Lăng Cườm là cây gỗ lớn, gốc và thân có ít múi, rụng lá vào mùa khô.
Vỏ mầu nâu xám vàng, nứt dọc đều và bong mảng mỏng để lại lớp vỏ nhẫn có màu xám vàng sau dày lên lại bị nứt dọc. Vỏ đẽo ra có màu vàng nhạt,
Cành nhỏ, mảnh.
Lá đơn mọc gân đối cuống lá ngắn, lá hình trấi xoan dài, đầu lá nhọn, đuôi lá nêm, kích thước 7-14 x 2,5-5cm. Gân lông chim với 10-12 đôi gân bên, lá non mặt sau có lông, lá già nhẵn, cuống lá 2cm, lá rụng màu vàng đỏ.
Hoa nhỏ và cuống hoa tự có nhiều lông mịn, hoa lưỡng tính, tràng hoa 6 cánh màu tím, đỉnh tròn. Nhị hoa nhiều xếp nhiều vòng, bầu thượng 5-6 ô, mỗi ô nhiều noãn. Bằng Lăng Cườm ra hoa tháng 6-7, quả tháng 3-4 năm sau.
Quả nang hình trứng 5-6 ô, mỗi ô nhiều hạt, hạt có cánh ở đầu, gốc quả có cánh đài tồn lại hợp gốc ôm lấy 1/3 quả.
Mô tả Gỗ của Bằng Lăng Cườm
Giác màu trắng, lõi màu vàng xám hay hơi nâu. Vòng năm khó nhận thấy trên các mặt cắt. Tia rất nhỏ, mật độ rất cao. Gổ nặng và cứng, tỷ trọng 0,9 (15% nước).
Phân biệt gỗ Bằng Lăng Cườm với các loại bằng lăng khác
Ngoài bằng lăng cườm còn có bằng lăng nước, sừng, xẻ…
Các loài này đều thuộc chi Bằng lăng nhưng đặc tính cây và sinh trưởng khác nhau.
Bằng lăng nước: Tên khoa học là Lagerstroemia speciosa, hoa màu tím hoặc hồng đỏ;
Bằng lăng xẻ (rất phổ biến): Còn gọi là bá tử kinh, bách nhật hồng, tên khoa học Lagerstroemia indica, loài cây bụi cao từ 3 – 5m, hoa nhiều màu như trắng/ hồng/ tím;
Bằng lăng nhiều hoa: Tên khoa học Lagerstroemia floribunda, cao tới 15m. Hoa mọc theo cụm hình cái chuỳ, màu tím và trắng kết hợp.
Gỗ Bằng Lăng Cườm có tốt không?
Ưu điểm
- Gỗ Bằng Lăng Cườm rất cứng và nặng vì vậy sẽ rất ít bị cong vênh, nứt gãy. Khả năng chống chịu được mối mọt vô cùng tốt, kèm theo đó là khả năng không thấm nước.
- Dễ cưa xẻ
- Vân gỗ đẹp mang những đường nét riêng biệt chỉ có ở gỗ bằng lăng cườm
Nhược điểm
- Kém bền nếu để ngoài trời
- Gia công khó đây là nhược điểm phát sinh từ ưu điểm lớn là cứng và nặng nên việc vận chuyển, chế tác sẽ gặp chút khó khăn. Tuy nhiên đây không phải nhược điểm lớn.
Từ các ưu và nhược điểm của gỗ Bằng Lăng Cườm có thể thấy đây là một trong những loại gỗ có giá trị và quý giá.
Ứng dụng của gỗ Bằng Lăng Cườm
Gỗ Bằng Lăng Cườm được ưa dùng để làm các các sản phẩm hàng mỹ nghệ đồ mộc cao cấp như trạm trổ, khắc tượng, bàn ghế và tiện lục bình.
Một số hình ảnh sản phẩm đẹp được làm từ gỗ Bằng Lăng Cườm
Giá bán của gỗ Bằng Lăng Cườm tại Việt Nam
Hiện nay, gỗ Bằng Lăng Cườm nguyên liệu ở nước ta có giá từ 14.000.000đ tới 20.000.000đ/m3.
Với các sản phẩm thủ công làm từ gỗ Bằng Lăng Cườm thường có giá từ vài triệu đến trăm triệu tùy từng loại sản phẩm khác nhau.
Mua, bán gỗ Bằng Lăng Cườm ở đâu?
Ngày nay, với việc giao thương ngày một dễ dàng thì việc mua bán gỗ cũng đơn giản hơn. Muốn mua các dòng gỗ Bằng Lăng Cườm Quý khách hàng có thể đến trực tiếp các cơ sở mộc ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ hoặc có thể tham khảo trên internet và liên hệ với người bán.
Tuy nhiên, hiện nay, loại gỗ này ở nước ta còn rất ít vì ngày càng bị khai thác nhiều. Vì vậy, khi tìm mua các dòng gỗ quý hiếm như Bằng Lăng Cườm Quý khách hàng nên tìm hiểu kỹ lưỡng nguồn gốc xuất xứ tránh mua phải các loại gỗ lậu hoặc chất lượng không tốt.
Hy vọng qua các thông tin Topnoithat.com đã tổng hợp phía trên sẽ giúp ích cho Quý khách hàng khi tìm hiểu và lựa chọn gỗ Bằng Lăng Cườm làm nội thất.